Quy định về thu hồi đất làm dự án

Quy định về thu hồi đất làm dự án đóng vai trò quan trọng để điều chỉnh quá trình thu hồi đất. Đảm bảo sự cân đối giữa lợi ích công cộng và quyền lợi của các cá nhân, cộng đồng. Quy định này không chỉ ảnh hưởng đến việc thực hiện các dự án. Mà còn góp phần vào sự ổn định và bình ổn trong xã hội. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu nội dung Quy định về thu hồi đất làm dự án.

Quy định về thu hồi đất làm dự án
Quy định về thu hồi đất làm dự án

Doanh nghiệp có thẩm quyền thu hồi đất không?

Căn cứ Điều 66 Luật đất đai 2013 quy định về thẩm quyền thu hồi đất như sau:

Điều 66. Thẩm quyền thu hồi đất

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

a) Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

b) Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

a) Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.

b) Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

3. Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất.”

Như vậy theo quy định trên: Thẩm quyền thu hồi đất thuộc về chính quyền, cụ thể là Ủy ban nhân dân các cấp. Doanh nghiệp không có thẩm quyền thu hồi đất khi làm dự án.

Xem thêm: Quy trình mua bán đất đai

Doanh nghiệp được phép mua, thuê đất làm dự án

Quy định về thu hồi đất làm dự án
Quy định về thu hồi đất làm dự án

Doanh nghiệp có thể mua hoặc thuê đất để thực hiện các dự án phát triển. Tuy nhiên, việc này thường phải tuân theo các quy định và luật lệ liên quan đến việc sở hữu đất và sử dụng đất tại khu vực mà doanh nghiệp muốn thực hiện dự án.

Doanh nghiệp có thể mua đất để thực hiện dự án. Nhưng việc này thường phải tuân theo quy định về mua bán đất và chuyển quyền sử dụng đất trong phạm vi quy định của pháp luật. Việc mua đất thường liên quan đến các thủ tục pháp lý như ký kết hợp đồng. Đăng ký sở hữu đất tại cơ quan đăng ký đất đai hoặc cơ quan có thẩm quyền tương tự.

Nếu không muốn đầu tư lớn vào việc mua đất. Doanh nghiệp có thể thuê đất từ chủ sở hữu để thực hiện dự án. Quyền và nghĩa vụ của người thuê đất thường được quy định trong hợp đồng thuê đất. Bao gồm cả thời hạn thuê và điều kiện sử dụng đất.

Doanh nghiệp muốn được giao đất, thuê đất làm dự án phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

  • Có năng lực tài chính để bảo đảm việc sử dụng đất theo tiến độ của dự án đầu tư.
  • Ký quỹ theo quy định của pháp luật về đầu tư.
  • Không vi phạm quy định của pháp luật về đất đai đối với trường hợp đang sử dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư khác.

Một số lưu ý khi mua, thuê đất làm dự án

Với việc mua hoặc thuê đất. Doanh nghiệp phải tuân theo các thủ tục pháp lý như đăng ký, thỏa thuận, và nộp các khoản phí, thuế liên quan đến giao dịch đất. Cần thực hiện các thủ tục này đúng cách để đảm bảo tính hợp pháp và tránh xảy ra tranh chấp sau này.

Doanh nghiệp khi mua, thuê đất làm dự án cần phải lưu ý để đảm bảo điều kiện dự án để được giao, cho thuê đất. Căn cứ Điều 14 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP. Quy định chi tiết thi điều kiện nhà nước giao đất, cho thuê đất thực hiện dự án đầu tư.

Điều kiện về dự án 

  • Dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để cho thuê. Hoặc để bán kết hợp cho thuê theo quy định của pháp luật về nhà ở.
  • Dự án đầu tư kinh doanh bất động sản gắn với quyền sử dụng đất. Theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.
  • Dự án sản xuất, kinh doanh không sử dụng vốn từ ngân sách nhà nước.

Điều kiện về năng lực tài chính để bảo đảm việc sử dụng đất theo tiến độ của dự án đầu tư

  • Có vốn thuộc sở hữu của mình để thực hiện dự án không thấp hơn 20% tổng mức đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất dưới 20 héc ta;  không thấp hơn 15% tổng mức đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất từ 20 héc ta trở lên.
  • Có khả năng huy động vốn để thực hiện dự án từ các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức, cá nhân khác.

Doanh nghiệp khi mua, thuê đất làm dự án phải thẩm định các điều kiện. Bao gồm thẩm định dự án đầu tư, lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật hoặc chấp thuận đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư. 

> Xem thêm: Từ chối cấp Sổ đỏ có phải trả lời bằng văn bản không?

Khuyến nghị của Công ty TNHH Luật Hải Việt:

Bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Quý vị bạn đọc có thắc mắc, cần tư vấn vui lòng liên hệ qua hotline: 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *