Đầu tư dự án trong khu công nghiệp

Với xu hướng hội nhập như hiện nay Việt Nam đã có những chính sách ưu đãi rất tích cực. Thu hút sự đầu tư của các nhân, doanh nghiệp, công ty nước ngoài. Nhằm tạo một môi trường lành mạnh, tập trung thuận lợi để cùng phát triển kinh tế. Việc các nhà đầu tư ngày nay đầu tư dự án trong khu công nghiệp. Xuất hiện ngày một nhiều trước bối cảnh thị trường đầu tư nước ta đang được mở rộng. 

Đầu tư dự án trong khu công nghiệp là gì? 

Theo khoản 16 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 có thể hiểu: “Khu công nghiệp là  khu vực có ranh giới địa lý xác định. Chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng công nghiệp. Do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.”

Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn. Hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh. Trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định. (Khoản 4 Điều 3 Luật Đầu tư 2020).

> Xem thêm: Quy định tài sản góp vốn

Quy định về dự án đầu tư trong khu công nghiệp

  • Chủ thể thực hiện dự án đầu tư trong khu công nghiệp

Theo quy định pháp luật hiện hành về đầu tư vào khu công nghiệp. Được phân thành 3 loại là : Nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài. Và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Việc phân loại các nhà đầu tư có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định điều kiện và thủ tục đầu tư cũng như hưởng ưu đãi đầu tư đối với từng đối tượng.  Mặc dù có ba loại nhà đầu tư song các điều kiện và thủ tục đầu tư, hưởng ưu đãi đầu tư về cơ bản chỉ có hai loại thủ tục, đó là thủ tục áp dụng đối với các nhà đầu tư trong nước và thủ tục áp dụng đối với các nhà đầu tư nước ngoài không tính đến các quy định áp dụng chung cho tất cả các loại nhà đầu tư.

Do đó các nhà đầu tư là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài sẽ áp dụng một trong hai loại thủ tục kể trên tùy vào từng trường hợp.

  • Các hoạt động nhà đầu tư được thực hiện khi đầu tư trong khu công nghiệp 

Khi cá nhân tổ chức thực hiện đầu tư dự án vào khu công nghiệp cần phải lưu ý kĩ những hoạt động pháp luật cho phép thực hiện theo quy định Luật Đầu tư. Nếu thực hiện những hoạt động trái với quy định trên thì sẽ bị coi là trái pháp luật và có thể sẽ bị xử lý theo quy định.
Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư 

Đăng ký đầu tư vào khu công nghiệp: Nhà đầu tư thỏa thuận trực tiếp với Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp về vị trí lựa chọn để triển khai dự án đầu tư, diện tích đất dự kiến sẽ thuê và vị trí lô đất căn cứ vào quy hoạch được duyệt để triển khai dự án. Sau khi xác định được vị trí để đầu tư thì doanh nghiệp tiến hành ký hợp đồng thuê đất để thực hiện xây dựng

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định Điều 36 Nghị định 31/2021/NĐ-CP bao gồm:

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư
  • Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
  • Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  • Đề xuất dự án đầu tư. Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Thì nhà đầu tư được nộp  báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư;
  • Bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm. Để thực hiện dự án đầu tư trong trường hợp dự án đầu tư. Không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
  • Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư. Đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ. Theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.

> Xem thêm: Đầu tư bằng hình thức góp vốn, mua cổ phần.

Khuyến nghị của Công ty TNHH Luật Hải Việt:

Bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Quý vị bạn đọc có thắc mắc, cần tư vấn vui lòng liên hệ với Công ty TNHH Luật Hải Việt qua hotline: 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *