Nên đăng ký nhãn hiệu đứng tên cá nhân hay công ty

Nhãn hiệu luôn là phần quan trọng trong việc tạo dựng nên doanh nghiệp thành công. Nhãn hiệu được coi như là biểu tượng. Trong đó chứa đựng thông điệp mà doanh nghiệp đó muốn gửi gắm tới khách hàng thân yêu của mình. Cho nên, việc lựa chọn đúng hình thức lẫn nội dung, và loại nhãn hiệu rất cần thiết. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại sự mông lung trong việc quyết định nên đăng ký nhãn hiệu đứng tên cá nhân hay công ty. Để giúp tìm hiểu rõ hơn, mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết sau.

Nên đăng ký nhãn hiệu đứng tên cá nhân hay công ty
Nên đăng ký nhãn hiệu đứng tên cá nhân hay công ty

Nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu là định nghĩa đã được chuẩn hóa quốc tế theo Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới. Mỗi quốc gia đều dựa theo đó mà đưa ra quy định riêng. Việc này nhằm đảm bảo định nghĩa phù hợp với tính đặc thù của mỗi quốc gia. Việt Nam đã học hỏi từ các nước và cải tiến cho phù hợp với đặc điểm riêng của mình.

Theo Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) sửa đổi 2022, nhãn hiệu hàng hoá gắn vào sản phẩm, bao bì sản phẩm. Nhằm phân biệt sản phẩm cùng loại của các cơ sở sản xuất khác nhau. 

Mặc dù định nghĩa mỗi quốc gia là khác nhau. Nhưng nhãn hiệu luôn được coi công cụ marketing. Với chức năng giúp nhận diện sản phẩm của từng doanh nghiệp. Cho nên, nhãn hiệu được đơn vị kinh doanh đầu tư phát triển, từ đó thu lại lợi nhuận cao.

Đăng ký nhãn hiệu là gì?

Đăng ký nhãn hiệu là quá trình hợp pháp hoá và bảo vệ pháp lý cho nhãn hiệu của tổ chức hoặc cá nhân. Từ đó ký hiệu đặc biệt này sẽ được được sử dụng để định danh và phân biệt sản phẩm hoặc dịch vụ mà không cần lo sợ hành vi xâm phạm. Hơn thế nữa, mục đích chính của này là giúp cho chủ sở hữu có quyền độc quyền sử dụng và tận hưởng lợi ích kinh tế từ nhãn hiệu của mình.

>> Xem thêm: Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng

Khi tiến hành đăng ký, chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ nộp đơn tới cơ quan có thẩm quyền.Ví dụ như cục Sở hữu trí tuệ . Quá trình đăng ký bao gồm việc xác minh mặt nội dung và hình thức của nhãn hiệu phù hợp và không có sự trùng lặp. Sau khi đáp ứng được đầy đủ yếu tố, đăng ký chính thức sẽ được tiến hành.

Sau đó, cá nhân/ tổ chức sử dụng độc quyền nhãn hiệu trong lĩnh vực đã được đăng ký. Quyền của chủ sở hữu phát sinh ở đây là: Khả năng ngăn chặn người khác sử dụng hoặc sao chép nhãn hiệu mà không được sự cho phép của chủ sở hữu. Đồng thời, việc đăng ký cũng giúp doanh nghiệp tạo dựng giá trị thương hiệu. Cũng như bảo vệ nhãn hiệu khỏi sự sự xâm phạm trong thương trường.

Quy trình đăng ký nhãn hiệu

Quy trình đăng ký nhãn hiệu gồm các bước chính và cơ bản sau: 

  • Bước 1. Tiếp nhận đơn đăng ký, cấp số đơn và ghi nhận ngày nộp đơn;
  • Bước 2. Thẩm định hình thức đơn đăng ký sở hữu công nghiệp;
  • Bước 3. Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu tại Công báo sở hữu công nghiệp;
  • Bước 4. Thẩm định nội dung đơn đăng ký sở hữu công nghiệp và thông báo kết quả cho người nộp đơn.
  • Bước 5. Cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu nếu đáp ứng điều kiện bảo hộ và chủ đơn đã hoàn thiện việc nộp phí.
  • Trong trường hợp nhãn hiệu chưa đáp ứng được đúng yêu cầu/ chủ sở hữu muốn thay đổi, sẽ có thêm những bước nữa để người nộp đơn/ chủ sở hữu bổ sung hồ sơ của mình.

Để việc đăng ký diễn ra suôn sẻ, hồ sơ đăng ký cũng cần theo đúng yêu cầu và quy định pháp luật. Sau đây là một tài liệu cơ bản cần có trong bộ hồ sơ:

  • Đơn đăng ký nhãn hiệu. Đơn phải được làm đúng mẫu. Cũng như cần điền đầy đủ thông tin mà Cục SHTT yêu cầu.
  • Mô tả nhãn hiệu. Cần mô tả chi tiết về nhãn hiệu.
  • Mẫu hình ảnh nhãn hiệu. Cung cấp hình ảnh nhãn hiệu theo yêu cầu của Cục SHTT.
  • Tài liệu chứng minh quyền đăng ký. 
  • Giấy uỷ quyền đăng ký, nếu có đơn vị đại diện đăng ký.
  • Chứng từ nộp lệ phí
Nên đăng ký nhãn hiệu đứng tên cá nhân hay công ty
Nên đăng ký nhãn hiệu đứng tên cá nhân hay công ty

Nên đăng ký nhãn hiệu đứng tên cá nhân hay công ty?

Sự lựa chọn giữa đăng ký nhãn hiệu đứng tên cá nhân hay công ty phù thuộc vào sự phù hợp đối với doanh nghiệp đó. Trong nhiều trường hợp, đăng ký nhãn hiệu đứng tên cá nhân sẽ rất phù hợp, và giúp công ty thu lại nhiều lợi nhuận. Trong khi đó, một vài doanh nghiệp sẽ hợp với  tên đặt riêng cho nó hơn, đảm bảo được tính chuyên nghiệp hơn.

Để giúp quý khách dễ dàng lựa chọn hơn. Sau đây công ty TNHH luật Hải Việt xin đưa ra một vài ưu điểm của từng sự lựa chọn.

Đối với đăng ký nhãn hiệu đứng tên cá nhân:

  • Ưu điểm: Phù hợp cho các cá nhân hoạt động kinh doanh nhỏ. Hay cá nhân nghệ sĩ, tác giả hoặc chủ sở hữu tên riêng có giá trị thương hiệu. Đặc biệt là họ là tên người nổi tiếng, có sức ảnh hưởng lớn trong nhiều lĩnh vực.
  • Hạn chế: Tuy nhiên, nhãn hiệu đứng tên cá nhân có thể bị hạn chế trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng.

Đối với đăng ký nhãn hiệu đứng tên công ty:

  • Ưu điểm: Đăng ký nhãn hiệu đứng tên công ty sẽ phù hợp hơn về mặt lâu dài. Vì khi đăng ký nhãn hiệu đứng tên công ty, không cần phải thực hiện chuyển nhượng cho công ty như đăng ký cá nhân.
  • Hạn chế: Có thể tên công ty sẽ khó đặt tên hơn, và cần nhiều thời gian nghiên cứu để đặt tên. Sau khi đặt tên công ty xong rất khó đổi lại tên của công ty đó.

Lựa chọn đúng nhãn hiệu cho sản phẩm dịch vụ là một việc làm quan trọng, nhưng cũng phụ thuộc bởi rất nhiều yếu tố. Nếu quý khách muốn mở rộng hoạt động kinh doanh trong tương lai/ mong muốn tạo dựng thương hiệu lớn hơn, đăng ký nhãn hiệu đứng tên công ty có thể sẽ là lựa chọn tốt.

>> Xem thêm: Đăng ký nhãn hiệu bột giặt, nước giặt

Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi và tuân thủ các quy định pháp luật liên quan, cũng như áp dụng đúng trong từng trường hợp cụ thể, rất cần đến sự tư vấn của luật sư cũng như chuyên gia về SHTT.

Khuyến nghị của Công ty TNHH Luật Hải Việt:

Bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Quý vị bạn đọc có thắc mắc, cần tư vấn vui lòng liên hệ qua hotline: 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *