Trí tuệ nhân tạo là gì?

Trí tuệ nhân tạo (AI) là một lĩnh vực của khoa học máy tính đang được nhiều sự quan tâm hiện nay. Khía cạnh độc đáo của AI là việc cố gắng tạo ra sự thông minh giống với con người nhất thông qua thuật toán. Vậy cụ thể trí tuệ nhân tạo là gì? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu thông qua bài viết sau.

Trí tuệ nhân tạo là gì?
Trí tuệ nhân tạo là gì?

Trí tuệ nhân tạo là gì?

Trí tuệ nhân tạo (TTNT) có tên tiếng anh là Artificial Intelligence. Đôi khi trí tuệ nhân tạo cũng được gọi là thông minh nhân tạo. Đây là sản phẩm được coi là tiên tiến nhất trong lịch sử văn minh loài người hiện nay. 

Trí tuệ nhân tạo là lĩnh vực khoa học máy tính quan đến trí tuệ và sáng tạo. Từ đó nó có thể tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống. Những TNTT được xây dựng lên với mong muốn có thể xử lý mọi việc thông minh như một con người. Từ đó, AI có thể thực hiện những công việc phức tạp hoặc nguy hiểm thay cho sức lao động của con người. Giúp con người tiết kiệm được sức lao động hơn.

Từ đó chúng ta có thể hiểu rằng sẽ có một quan hệ pháp lý mới sẽ phát sinh. Từ trước đến nay, con người từng phát sinh quan hệ pháp lý với pháp nhân, hay thực hiện những giao dịch điện tử, v.v. Nhưng, thực chất bên trong, tư cách pháp nhân hay các hình thức giao dịch điện tử, chữ ký điện tử đều phải thông qua trực tiếp ý chí và hành động của con người. Khi AI phát triển, sẽ không cần tới sự tác động của con người nữa.

Các loại trí tuệ nhân tạo

Trí tuệ nhân tạo (AI) là một lĩnh vực đa dạng và còn nhiều điều để khám phá. Sau đây là một số loại hình TTNT phổ biển:

  • Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP – Natural Language Processing)
  • Thị giác máy (Computer Vision)
  • Học máy (Machine Learning)
  • Mạng nơ-ron nhân tạo (Artificial Neural Networks)
  • Robot học 
  • Trí tuệ nhân tạo mềm (Soft AI)
  • Trí tuệ nhân tạo mạnh (Strong AI) 

>> Xem thêm: Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp

Đây là một loại AI mà coi như có khả năng tư duy như con người và có thể thực hiện bất kỳ nhiệm vụ trí tuệ nào một cách độc lập.

Tuy hiện nay chưa quy định cụ thể về TTNT luật tại Việt Nam. Các loại sở hữu trí tuệ như bằng sáng chế, bản quyền, và quyền tác giả có thể áp dụng cho nhiều khía cạnh của trí tuệ nhân tạo, chẳng hạn:

  • Sáng chế trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo

Nếu một sản phẩm hoặc quy trình trí tuệ nhân tạo được coi là một phát minh sáng chế, người sáng tạo có thể đăng ký sáng chế để có quyền độc quyền trong việc sử dụng, sản xuất, và bán sản phẩm hoặc quy trình đó.

  • Bản quyền trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo

Các tác phẩm sáng tạo trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo như tác phẩm viết, tác phẩm nghệ thuật, hoặc mã nguồn phần mềm có thể được bảo vệ bằng bản quyền.

  • Quyền tác giả trong trí tuệ nhân tạo

Người sáng tạo hoặc tác giả của các tác phẩm trí tuệ nhân tạo có quyền được bảo vệ quyền tác giả, như quyền đăng ký tên, quyền kiểm soát việc sao chép, phân phối, trình bày và thực hiện tác phẩm của họ.

Trí tuệ nhân tạo là gì?
Trí tuệ nhân tạo là gì?

AI hoạt động như thế nào?

AI là một lĩnh vực còn khá mới, tuy nhiên đã có chỗ đứng trong thị trường. Sau đây là cách AI hoạt động một cách cơ bản mà chúng tôi tổng hợp được:

  • Bước 1: Thu thập và Xử lý Dữ liệu

Đầu tiên, AI cần dữ liệu để học và hoạt động. Dữ liệu này có thể là văn bản, hình ảnh, âm thanh hoặc bất kỳ dạng dữ liệu nào liên quan đến nhiệm vụ cụ thể.

  • Bước 2: Lựa chọn Mô hình và Thuật toán

Dựa trên loại nhiệm vụ, các nhà khoa học máy tính lựa chọn một mô hình và thuật toán phù hợp. Ví dụ, để nhận dạng hình ảnh, có thể sử dụng mạng nơ-ron nhân tạo. Để dự đoán dữ liệu, có thể sử dụng học máy.

  • Bước 4: Huấn luyện Mô hình

Dữ liệu được sử dụng để huấn luyện mô hình. Trong quá trình huấn luyện, mô hình điều chỉnh các tham số của nó để tối ưu hóa hiệu suất. Mô hình học cách nhận biết các mẫu và quy luật trong dữ liệu.

  • Bước 5: Dự đoán, tổng hợp và ra quyết định

Sau khi được huấn luyện, mô hình có thể được sử dụng để dự đoán kết quả cho các tác vụ mới hoặc ra quyết định dựa trên thông tin có sẵn. Ví dụ, mô hình có thể dự đoán xác suất thất bại của một bộ phận máy móc, hoặc đưa ra quyết định về cách lái xe tốt nhất trong một tình huống cụ thể.

  • Bước 6: Tinh chỉnh và cải thiện khắc phục

Mô hình thường cần được tinh chỉnh và cải thiện dựa trên phản hồi và kết quả thực tế. Quá trình này giúp mô hình ngày càng chính xác và hiệu quả hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ.

  • Bước 7: Học tăng cường, cải thiện thêm

Trong một số trường hợp, AI có thể sử dụng thu thập thêm thông tin để hiểu hơn nhiều trường hợp khác nhau. Từ đó đạt được mục tiêu cụ thể hơn. Thông qua việc thử và sai, mô hình sẽ dần học cách đưa ra quyết định tối ưu để đạt được mục tiêu được yêu cầu.

> Xem thêm: Thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan

Khuyến nghị của Công ty TNHH Luật Hải Việt:

Bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Quý vị bạn đọc có thắc mắc, cần tư vấn vui lòng liên hệ qua hotline: 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *