Vi phạm Luật đất đai có thể bao gồm việc sử dụng đất không đúng mục đích. Vi phạm quy định về quy hoạch đô thị và nông thôn. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên liên quan đến đất đai. Và nhiều hành vi khác. Trong trường hợp này, quy trình thu hồi đất là một biện pháp quan trọng nhằm đảm bảo tuân thủ Luật đất đai. Và khôi phục trạng thái hợp pháp của đất đai. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cùng bạn đọc tìm hiệu nội dung Quy trình thu hồi đất do vi phạm Luật đất đai.
MỤC LỤC
Các trường hợp thu hồi do vi phạm Luật đất đai
Căn cứ khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai 2013. Các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai bao gồm:
Đối với người sử dụng đất
Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm.
Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất.
Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không chấp hành.
Đối với đất được giao
Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền;
Đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho;
Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn, chiếm;
Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định Luật Đất đai 2013. Mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm;
Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục. Đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục. Đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục;
Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư. Mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng.
Xem thêm: Các trường hợp thu hồi đất
Căn cứ thu hồi đất
Căn cứ thu hồi đất do vi phạm Luật đất đai dựa trên nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích chung của xã hội. Đảm bảo duy trì trật tự về sử dụng đất. Và đảm bảo sự bền vững trong quản lý tài nguyên đất đai. Việc thu hồi đất trong trường hợp vi phạm Luật đất đai là một biện pháp quan trọng để xử lý những hành vi không tuân thủ, bảo đảm rằng đất đai được sử dụng đúng mục đích và đáp ứng các yêu cầu về quy hoạch, bảo vệ môi trường và bền vững phát triển.
Việc thu hồi đất do vi phạm Luật đất đai thường được thực hiện sau khi đã tiến hành các quy trình xác minh, kiểm tra, đánh giá tác động và thảo luận công khai để đảm bảo tính minh bạch, công bằng và tuân thủ pháp luật. Điều này giúp đảm bảo rằng quá trình thu hồi đất được thực hiện một cách có trách nhiệm và đáp ứng đúng mục tiêu của việc bảo vệ tài nguyên đất đai và lợi ích chung của xã hội
Việc thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai phải căn cứ vào văn bản, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.
Trình tự, thủ tục thu hồi
Trình tự, thủ tục thu hồi đất do vi phạm Luật đất đai được thực hiện như sau:
Bước 1. Thông báo thu hồi đất
Ủy ban nhân dân các cấp là cơ quan có Nhà nước có thẩm quyền ban hành thông báo thu hồi đất; Thông báo thu hồi đất được gửi đến từng người có đất thu hồi, họp phổ biến đến người dân trong khu vực có đất thu hồi và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã (xã, phường, thị trấn), địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.
Bước 2. Điều tra, khảo sát, đo đạc, thống kê, kiểm đếm
Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng triển khai thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm.
Bước 3. Lấy ý kiến, lập, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Việc tổ chức lấy ý kiến phải được lập thành biên bản có xác nhận của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, đại diện những người có đất thu hồi.
Bước 4. Quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền (cấp tỉnh, cấp huyện) quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong cùng một ngày.
Bước 5. Gửi, phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đến từng người có đất thu hồi. Trong đó ghi rõ về mức bồi thường, hỗ trợ, bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có), thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ; thời gian bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có) và thời gian bàn giao đất đã thu hồi cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Bước 6. Tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt
Tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ. Bố trí tái định cư theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt.
Bước 7: Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất (nếu có)
Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau:
Người có đất thu hồi không chấp hành quyết định thu hồi đất sau khi Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng đã vận động, thuyết phục.
Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã. Địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.
Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã có hiệu lực thi hành.
Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành.
Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối không nhận quyết định cưỡng chế. Hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế. Thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản.
Xem thêm: 4 chính sách mới ảnh hưởng đến thị trường bất động sản
Khuyến nghị của Công ty TNHH Luật Hải Việt:
Bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Quý vị bạn đọc có thắc mắc, cần tư vấn vui lòng liên hệ qua hotline: 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com
- Thủ tục đăng ký kết hôn theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014? Ý nghĩa của thủ tục đăng ký kết hôn?
- Lưu ý về phân chia tài sản khi ly hôn
- Có được đăng ký nhãn hiệu tên người nổi tiếng không
- Cổ đông sáng lập có được chuyển nhượng cổ phần cho người ngoài không?
- Quy định về thời điểm chấm dứt quan hệ hôn nhân