Điều kiện để trở thành giám định viên

Dịch vụ giám định là việc xác định tình trạng thực tế của hàng hoá, kết quả cung ứng dịch vụ và những nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng. Những người thực hiện dịch vụ này được gọi là giám định viên. Bài viết sau đây, Công ty Hải Việt Law sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu nội dung Điều kiện để trở thành giám định viên.

Điều kiện để trở thành giám định viên
Điều kiện để trở thành giám định viên

Giám định sở hữu trí tuệ là gì

Khi chủ sở hữu thương hiệu, nhãn hiệu hoặc các tài sản trí tuệ như sáng chế, kiểu dáng, bản quyền tác giả nếu nhận thấy có hành vi xâm phạm quyền của bên thứ ba, chủ sở hữu có thể tiến hành các biện pháp như hành chính, dân sự, hình sự để bảo vệ quyền vào lợi ích hợp pháp của mình. Để thực hiện các biện pháp này, một trong những yêu cầu của cơ quan chức năng đó là cần phải có Phiếu giám định vi phạm sở hữu trí tuệ tại Viện Khoa học sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Căn cứ Điều 201, Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2022 quy định về giám định sở hữu trí tuệ như sau:

Điều 201. Giám định về sở hữu trí tuệ

1. Giám định về sở hữu trí tuệ là việc tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này sử dụng kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn để đánh giá, kết luận về những vấn đề có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Việc giám định tư pháp về sở hữu trí tuệ được thực hiện theo quy định của pháp luật về giám định tư pháp.

1a. Giám định về sở hữu trí tuệ bao gồm:

a) Giám định về quyền tác giả và quyền liên quan;

b) Giám định về quyền sở hữu công nghiệp;

c) Giám định về quyền đối với giống cây trồng.

2. Doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp, tổ chức hành nghề luật sư được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật có ít nhất một cá nhân có Thẻ giám định viên sở hữu trí tuệ được thực hiện hoạt động giám định về sở hữu trí tuệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2a Điều này.

2a. Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam không được kinh doanh dịch vụ giám định sở hữu trí tuệ.”;

3. Cá nhân có đủ các điều kiện sau đây được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Thẻ giám định viên sở hữu trí tuệ:

a) Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Thường trú tại Việt Nam;

c) Có phẩm chất đạo đức tốt;

d) Có trình độ đại học trở lên về chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp thẻ giám định, đã qua thực tế hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực đó từ năm năm trở lên và đạt yêu cầu kiểm tra nghiệp vụ về giám định.

4. Nguyên tắc thực hiện giám định bao gồm:

a) Tuân thủ pháp luật, tuân theo trình tự, thủ tục giám định;

b) Trung thực, chính xác, khách quan, vô tư, kịp thời;

c) Chỉ kết luận về chuyên môn những vấn đề trong phạm vi được yêu cầu;

d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận giám định;

đ) Chi phí giám định được xác định theo thỏa thuận giữa người có yêu cầu giám định và tổ chức, cá nhân giám định.

5. Kết luận giám định là một trong các nguồn chứng cứ để cơ quan có thẩm quyền xử lý, giải quyết vụ việc. Kết luận giám định không kết luận về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc kết luận về vụ tranh chấp.

6. Chính phủ quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động giám định về sở hữu trí tuệ.

Giám định viên là gì 

Theo Điều 254 Luật Thương mại 2005 định nghĩa về dịch vụ giám định như sau:

Điều 254. Dịch vụ giám định

Dịch vụ giám định là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân thực hiện những công việc cần thiết để xác định tình trạng thực tế của hàng hoá, kết quả cung ứng dịch vụ và những nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng.”

Giám định bao gồm một hoặc một số nội dung về số lượng, chất lượng, bao bì, giá trị hàng hoá, xuất xứ hàng hoá, tổn thất, độ an toàn, tiêu chuẩn vệ sinh, phòng dịch, kết quả thực hiện dịch vụ, phương pháp cung ứng dịch vụ và các nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng.

Từ tính chất công việc, ta có thể hiểu giám định viên là người có đủ các tiêu chuẩn, trình độ để thực hiện các công việc giám định. Từ đây, họ sẽ vận dụng các kiến thức, phương pháp khoa học, nghiệp vụ để thực hiện công việc giám định theo yêu cầu của khách hàng.

Giám định viên sở hữu trí tuệ là người có đủ trình độ kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn để đánh giá, kết luận về những vấn đề có liên quan đến nội dung cần giám định, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và cấp Thẻ giám định viên sở hữu trí tuệ.

Điều kiện để trở thành giám định viên

Để trở thành giám định viên cần đáp ứng các tiêu chuẩn được quy định như sau:

  • Có trình độ đại học hoặc cao đẳng phù hợp với yêu cầu của lĩnh vực giám định;
  • Có chứng chỉ chuyên môn về lĩnh vực giám định trong trường hợp pháp luật quy định phải có chứng chỉ chuyên môn;
  • Có ít nhất ba năm công tác trong lĩnh vực giám định hàng hoá, dịch vụ.

Căn cứ vào các tiêu chuẩn quy định trên đây, thương nhân kinh doanh (giám đốc doanh nghiệp) dịch vụ giám định thương mại ra quyết định công nhận giám định viên và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

Chỉ những người có quyết định được công nhận là giám định viên của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại mới được thực hiện hoạt động giám định theo sự phân công của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại.

Quyền của giám định viên

Giám định viên sở hữu trí tuệ có các quyền sau đây:

  • Có thể hoạt động trong 01 tổ chức giám định sở hữu trí tuệ dưới danh nghĩa của tổ chức đó hoặc hoạt động độc lập;
  • Từ chối giám định trong trường hợp tài liệu liên quan không đủ hoặc không có giá trị để đưa ra kết luận giám định;
  • Sử dụng kết quả thẩm định hoặc kết luận chuyên môn, ý kiến chuyên gia phục vụ việc giám định;
  • Giám định viên sở hữu trí tuệ hoạt động độc lập có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp các thông tin, tài liệu có liên quan đến đối tượng giám định để thực hiện việc giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

Nghĩa vụ của giám định viên

Giám định viên sở hữu trí tuệ có các nghĩa vụ sau đây:

  • Lập hồ sơ giám định, có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan trưng cầu giám định; giải thích kết luận giám định khi có yêu cầu;
  • Bảo quản các hiện vật, tài liệu liên quan đến vụ việc giám định;
  • Độc lập đưa ra kết luận giám định và chịu trách nhiệm về kết luận giám định của mình; nếu cố ý đưa ra kết luận giám định sai, gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức có liên quan thì phải bồi thường thiệt hại;
  • Từ chối giám định trong trường hợp giám định viên có quyền, lợi ích liên quan đến đối tượng giám định, vụ việc cần giám định hoặc có lý do khác ảnh hưởng đến tính khách quan của kết luận giám định;
  • Giữ bí mật các thông tin, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu hoặc trưng cầu giám định và phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
  • Tuân theo các quy định về trình tự, thủ tục giám định.

Khuyến nghị của Công ty TNHH Luật Hải Việt:

Bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Quý vị bạn đọc có thắc mắc, cần tư vấn vui lòng liên hệ với Công ty TNHH Luật Hải Việt qua hotline: 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *