Đăng ký nhãn hiệu hạt tiêu như thế nào ?

Hạt tiêu là một trong những sản phẩm hàng đầu của Việt Nam được xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới. Việc đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm hạt tiêu giúp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của người sản xuất và đảm bảo chất lượng sản phẩm đến người tiêu dùng. Bài viết sau đây, chúng tôi sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu nội dung Đăng ký nhãn hiệu hạt tiêu như thế nào ?

Phân loại nhóm hàng hóa cho sản phẩm hạt tiêu

Hạt tiêu hay còn gọi là hắc cổ nguyệt, hắc xuyên,… Đây là hạt của cây hồ tiêu. Hồ tiêu được xem là loại cây trồng có giá trị kinh tế, xuất khẩu cao. Tiêu được trồng phổ biến tại Phú Quốc, Bình Dương, Tây Nguyên và một số tỉnh miền Đông Nam bộ. Đặc biệt hạt tiêu rừng được trồng tại vùng núi Tây Bắc có hương thơm và vị tiêu cay nồng đặc trưng không nơi nào giống.

Ngoài ra trên thị trường còn nổi tiếng loại hạt tiêu Tứ Xuyên – một loại hạt tiêu Trung Quốc làm nên hương vị đặc trưng của ẩm thực Trung Hoa.

Trong hạt tiêu tươi có chứa một lượng lớn vitamin C, thậm chí còn nhiều hơn cả trong cà chua. Ngoài ra chúng còn chứa thêm các thành phần tinh dầu, piperine, chanvixin, chất béo, tinh bột, tạo nên vị cay hắc đặc trưng của tiêu.

Thị trường hạt tiêu ở Việt Nam

Hiện nay, hạt tiêu là một trong những sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Việt Nam và đóng góp quan trọng vào xuất khẩu của đất nước. Thị trường hạt tiêu tại Việt Nam rất đa dạng với nhiều loại hạt tiêu khác nhau, như hạt tiêu đen, hạt tiêu trắng, hạt tiêu xanh, hạt tiêu đỏ, hạt tiêu nghiền, hạt tiêu bột và nhiều loại hạt tiêu ứng dụng khác.

Thị trường hạt tiêu Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang các thị trường châu Á, châu Âu và Mỹ với các đối tác thương mại lớn như Hoa Kỳ, Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Malaysia và Nhật Bản. Tuy nhiên, thị trường trong nước cũng đang phát triển với sự xuất hiện của nhiều thương hiệu hạt tiêu nổi tiếng và chất lượng cao.

Hạt tiêu thuộc sản phẩm phân loại nhóm hàng hóa nhóm 30:

Nhóm 30. Cà phê, chè, ca cao và cà phê nhân tạo; Gạo, mì sợi và mì ống; Bột sắn và bột cọ; Bột và chế phẩm làm từ ngũ cốc; Bánh mì, bánh ngọt và bánh kẹo; Sô cô la; Kem, kem trái cây và các loại đá lạnh khác ăn được; Đường, mật ong, nước mật đường; Men, bột nở; Muối, gia vị, thảo mộc đã bảo quản; Dấm, nước xốt và các loại gia vị khác; Kem (nước đông lạnh).

Nhóm 30 chủ yếu gồm các loại thực phẩm gốc thực vật, trừ hoa quả và rau đã chế biến hoặc bảo quản để tiêu dùng, cũng như các gia vị để cải thiện hương vị thực phẩm.

Đăng ký nhãn hiệu hạt tiêu như thế nào ?
Đăng ký nhãn hiệu hạt tiêu như thế nào ?

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm hạt tiêu

Bước 1: Lựa chọn đơn vị tư vấn

Khi thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu; việc lựa chọn đơn vị tư vấn rất quan trọng. Không phải công ty luật, đơn vị tư vấn nào cũng đủ khả năng tư vấn.  Công ty TNHH Luật Hải Việt là đơn vị có nhiều kinh nghiệm nên quý khách hàng sẽ được đảm bảo mọi quyền lợi khi sử dụng dịch vụ về đăng ký nhãn hiệu hạt tiêu của chúng tôi.

Bước 2: Tra cứu nhãn hiệu hạt tiêu

Sau khi đã tiến hành thiết kế nhãn hiệu, khách hàng sẽ tra cứu xem nhãn hiệu có khả năng đăng ký hay không. Trong trường hợp kết quả cho thấy rằng thương hiệu có khả năng đăng ký, khách hàng nên tiến hành nộp đơn đăng ký sớm nhất có thể để nhận được ngày ưu tiên.

Khách hàng có thể tự tra cứu nhãn hiệu qua website: https://ipvietnam.gov.vn/ hoặc trang của wipo. Thời gian tra cứu sơ bộ là 01 ngày kể từ khi khách hàng cung cấp nhãn hiệu, danh mục sản phẩm, dịch vụ;

Sau khi tra cứu sơ bộ mà nhận thấy nhãn hiệu không có khả năng đăng ký cho nhãn hiệu chúng tôi sẽ đưa ra các đối chứng liên quan để tìm giải pháp cho nhãn hiệu có khả năng cấp văn bằng bảo hộ. Nếu có khả năng đăng ký nhãn hiệu chúng tôi sẽ tiến hành tra cứu chuyên sâu và mất phí tra cứu.

Lưu ý: 

  • Sau khi tiến hành tra cứu sơ bộ nhãn hiệu cho thấy có khả năng đăng ký. Chủ nhãn hiệu yêu cầu tra cứu chuyên sâu để đánh giá cao nhất khả năng cấp văn bằng bảo hộ. Đây không phải là bước bắt buộc, tuy nhiên nên thực hiện để tăng khả năng đăng ký thành công và tiết kiệm thời gian.
  • Tra cứu chuyên sâu là thủ tục hoàn toàn tự nguyện của người nộp đơn. Chủ đơn nên tiến hành thủ tục này vì đây là bước quan trọng để đánh giá nhãn hiệu có nên nộp đơn đăng ký bảo hộ hay không.
  • Việc tra cứu nhãn hiệu cũng chỉ mang tính chất tham khảo và không là căn cứ để cấp hay không cấp văn bằng. Vì, một phần liên quan đến quyền ưu tiên khi đăng ký như đã trình bày mục trên.

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu hạt tiêu

Sau khi tra cứu chuyên sâu và nhãn hiệu được đánh giá là có khả năng đăng ký chủ đơn tiến hành nộp hồ sơ đăng ký.

Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ, thu lệ phí đăng ký tại Việt Nam: Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm hạt tiêu bao gồm:

  • Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện)
  • Mẫu nhãn hiệu hạt tiêu (05 mẫu kích thước 80 x 80 mm) và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu
  • Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận.
  • Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý).
  • Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
  • Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho phép đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên

Bước 4: Thẩm định hình thức đơn đăng ký

Thời hạn thẩm định hình thức đơn nhãn hiệu 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.

Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm,…

Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp đáp ứng điều kiện. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công bố đơn.

Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị doanh nghiệp sửa đổi. Chủ đơn, đại diện chủ đơn tiến hành sửa đổi theo yêu cầu. Sau đó, tiến hành nộp công văn sửa đổi cho Cục sở hữu trí tuệ và nộp lệ phí bổ sung nếu phân loại nhóm sai.

Bước 5: Công bố đơn

Thời hạn công bố đơn nhãn hiệu: 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.

Nội dung công bố đơn bao gồm: Các thông tin về đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ.

Hình thức công bố: Trang website của Cục Sở hữu trí tuệ và Công báo Sở hữu công nghiệp.

Bước 6: Thẩm định nội dung đơn

Thời hạn thẩm định nội dung: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.

Cục Sở hữu trí tuệ xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu. Trên cơ sở đó, Cục Sở hữu trí tuệ có những đánh giá khả năng cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà chủ đơn đã đăng ký. Nếu đơn đáp ứng đủ điều kiện thì Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ độc quyền nhãn hiệu.

Nếu đơn không đáp ứng đủ điều kiện. Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà chủ đơn đã đăng ký. Chủ đơn nhãn hiệu xem xét và gửi công văn trả lời, khiếu nại quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ. Chủ đơn đưa ra các căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho nhãn hiệu của mình.

Bước 7: Nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ

Sau khi nhận được thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ, chủ đơn tiến hành nộp lệ phí cấp bằng.

Bước 8: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hạt tiêu

Sau khi chủ nhãn hiệu đã thực hiện nộp lệ phí vấp văn bằng. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp văn bằng bảo hộ độc quyền nhãn hiệu trong khoảng thời gian từ 2-3 tháng kể từ ngày đóng lệ phí.

Thời gian đăng ký nhãn hiệu khoảng 12 – 18 tháng kể từ khi có chấp nhận đơn hợp lệ.

Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu: Nhãn hiệu được bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn (ngày ưu tiên). Doanh nghiệp được gia hạn văn bằng bảo hộ và không hạn chế số lần gia hạn. Do vậy, nhãn hiệu sẽ là tài sản xuyên suốt quá trình hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp.

Khuyến nghị của Công ty TNHH Luật Hải Việt:

Bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Quý vị bạn đọc có thắc mắc, cần tư vấn vui lòng liên hệ qua hotline: 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *