Tranh chấp về tài sản chung, tài sản riêng, nghĩa vụ trả nợ. Và quyền nuôi con luôn là những loại tranh chấp phổ biến. Khi hai vợ chồng quyết định việc ly hôn thuận tình hoặc đơn phương ly hôn. Vậy quyền nuôi con khi ly hôn là gì? Quy định về quyền nuôi con khi ly hôn? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu.
MỤC LỤC
Về quyền nuôi dưỡng, chăm sóc con
Căn cứ theo Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định như sau:
- Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên. Con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động. Và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
- Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con. Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi. Căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
- Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi. Trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Về việc giao con cho người nuôi
Theo quy định tại Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được quy định như sau:
Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức có thẩm quyền,. Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
- Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
- Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con. Thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
Trong trường hợp có căn cứ người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc. Hoặc nuôi dưỡng, giáo dục con thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
- Người thân thích;
- Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
- Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
- Hội liên hiệp phụ nữ.
Như vậy, sau khi cha hoặc mẹ trực tiếp được nuôi dưỡng con sau ly hôn. Nhưng có căn cứ chứng minh người đó không còn đủ điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc con. Hoặc có thỏa thuận khác thì vẫn có thể thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Về quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng cho con
Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định. “Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng. Hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng. Và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết”.
Như vậy mức cấp dưỡng có thể được thỏa thuận giữa người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó. Tức là người không trực tiếp nuôi con có thể thỏa thuận mức cấp dưỡng với con. Hoặc với người đang trực tiếp nuôi con. Mức cấp dưỡng được xác định căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng. Tuy nhiên, nếu các bên không tự thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết. Bên cạnh đó, mức cấp dưỡng này cũng có thể thay đổi do thỏa thuận của các bên. Nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Về thay đổi quyền nuôi con và xử lý khi vi phạm các quy định về quyền nuôi con
Theo Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này. Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
- Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
- Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
- Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con. Thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự
Về xử lý khi vi phạm các quy định về quyền nuôi con
Điều 53 Nghị định 167/2013/NĐ-CP người nào có hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa cha, mẹ và con. Thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100 nghìn đồng đến 300 nghìn đồng.
Đối với hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ chồng sau khi ly hôn, giữa cha mẹ và con sau khi ly hôn. Thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100 nghìn đồng đến 300 nghìn đồng.
Bên cạnh đó, khi đã có quyết định của Tòa án yêu cầu cha hoặc mẹ phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Nhưng không thực hiện bản án mặc dù có đủ điều kiện. Và đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế thì có thể bị phạt tối đa 5 năm tù giam theo quy định tại Điều 380 Bộ luật Hình sự.
Ngoài ra, nếu việc trốn tránh hoặc từ chối nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ khiến người con lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe. Thì có thể bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm. Hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm theo quy định tại Điều 186 Bộ luật Hình sự.
Khuyến nghị của Công ty TNHH Luật Hải Việt:
Bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Quý vị bạn đọc có thắc mắc, cần tư vấn vui lòng liên hệ qua hotline: 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com
- Nhãn hiệu hình có giống logo không?
- Quy trình thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp gồm những nội dung gì?
- Xác định bồi thường thiệt hại do xâm phạm bản quyền
- Tiêu chí công nhận nhãn hiệu nổi tiếng