Xác lập quyền tài sản riêng thành vợ chồng thành tài sản chung

Tài sản riêng của vợ chồng được quy định thế nào? Xác lập quyền tài sản riêng thành vợ chồng thành tài sản chung như nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu.

Tài sản riêng của vợ chồng được quy định thế nào?

Theo khoản 1 Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về tài sản riêng của vợ, chồng như sau:

  • Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn. Tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân. Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các Điều 38, 39 và 40 của Luật này. Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
  • Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định. Tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này

Như vậy, không phải cứ kết hôn, mọi tài sản đều là tài sản chung của vợ chồng. Pháp luật vẫn cho phép vợ chồng có tài sản riêng để đảm bảo nhu cầu và lợi ích của mỗi bên vợ chồng. Tài sản riêng là tài sản vợ chồng có trước khi kết hôn. Hoặc được thừa kế riêng, tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân hoặc tài sản được chia riêng cho vợ. Đồng thời, tài sản riêng là tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ chồng.

Mặt khác, xác lập quyền tài sản riêng thành vợ chồng thành tài sản chung có quy định rằng hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kì hôn nhân. Có thể là tài sản riêng trong trường hợp thỏa thuận. Hoặc đã được phân chia trong thời kì hôn nhân theo quy định pháp luật. Vốn dĩ, theo nguyên tắc, tài sản sản là hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng là tài sản chung của vợ chồng. Thì chính là tài sản chung của vợ chồng. Nhưng pháp luật dân sự tôn trọng thỏa thuận của bên.

Do đó, vẫn có trường hợp hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kì hôn nhân là tài sản riêng.

Đất được tặng cho riêng sau khi lập gia đình có được coi là tài sản riêng?

Căn cứ khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng như sau:

  • Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra. Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng. Và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân. Trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này. Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung. Và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
  • Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng. Được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng

Theo đó, quyền sử dụng đất mà vợ, chồng được tặng cho riêng sau khi kết hôn là tài sản riêng của vợ, chồng.

Như vậy,  được ba mẹ tặng cho riêng mảnh đất sau khi cưới chồng. Thì mảnh đất vẫn đó được coi là tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân.

Xem thêm: Các bước giải quyết tranh chấp đất đai

Có thể nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng đối với tài sản được tặng cho riêng là quyền sử dụng đất?

Mặc dù tài sản được tặng cho riêng là tài sản riêng của mỗi người nhưng hai vợ chồng vẫn có thể chuyển tài sản này thành tài sản chung.

Bởi theo Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

  • Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình. Nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.
  • Trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng. Và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. Việc quản lý tài sản phải bảo đảm lợi ích của người có tài sản.
  • Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó.
  • Trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi. Lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình. Thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ. Vợ chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình, nhập. Hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.

Theo đó, khi được tặng cho riêng tài sản, nếu muốn chuyển tài sản riêng đó thành tài sản chung. Hai vợ chồng cần phải thực hiện thủ tục nhập tài sản riêng vào tài sản chung.

Cụ thể, Điều 46 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định:

  • Việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung được thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng.
  • Tài sản được nhập vào tài sản chung mà theo quy định của pháp luật. Giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì thỏa thuận phải bảo đảm hình thức đó.
  • Nghĩa vụ liên quan đến tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung được thực hiện bằng tài sản chung. Trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Xem thêm: Thế nào là tranh chấp đất đai? Có bao nhiêu loại tranh chấp đất đai

Khuyến nghị của Công ty TNHH Luật Hải Việt:

Bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Quý vị bạn đọc có thắc mắc, cần tư vấn vui lòng liên hệ qua hotline: 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *