Quy trình mua bán đất đai

Theo như quy định của pháp luật hiện hành đất đai thuộc quyền sở hữu của toàn dân mà Nhà nước làm chủ sở hữu. Nhà nước theo đó trao quyền sử dụng đất cho người dân thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất. Việc mua bán, chuyển nhượng đất đai phải được thực hiện theo đúng quy trình mà pháp luật đã quy định, cùng theo dõi bài viết dưới đây. 

Mua bán đất đai là gì?

Mua bán nhà đất được gọi là chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Liệu đất không có sổ đỏ có được phép bán hay không. Theo quy định tại Điều 500 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng mua bán nhà đất là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa bên bán và bên mua, trong đó bên bán có nghĩa vụ chuyển giao nhà ở và quyền sở hữu nhà ở cho bên mua. Bên mua có nghĩa vụ trả tiền cho bên bán đúng thời hạn, địa điểm theo phương thức mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng mua bán nhà ở.

Điều kiện khi mua bán đất đai

Căn cứ Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 và khoản 1 Điều 167 Luật Đất đai 2013:

  • Người tham gia giao kết hợp đồng mua bán nhà ở phải có năng lực hành vi dân sự;
  • Mục đích và nội dung của hợp đồng mua bán nhà ở không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Trong đó, điều cấm của pháp luật được xác định là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định. Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng;
  • Những người tham gia giao kết hợp đồng mua bán nhà ở hoàn toàn tự nguyện;
  • Hợp đồng mua bán nhà ở phải được lập thành văn bản, có công chứng hoặc chứng thực của văn phòng Công chứng hoặc Ủy ban nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực tại thời điểm giao kết hợp đồng.

Nội dung trong hợp đồng mua bán đất đai

Quy định chung về hợp đồng và nội dung của hợp đồng thông dụng có liên quan trong Bộ luật Dân sự 2015 cũng được áp dụng với hợp đồng về quyền sử dụng đất, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Nội dung của hợp đồng về quyền sử dụng đất không được trái với quy định về mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng đất, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Hợp đồng mua bán đất đai

Các hình thức mua bán đất đai phổ biến 

Hiện nay vấn đề mua bán được thực hiện qua nhiều hình thức khác nhau. Mua bán đất đai cũng như vậy. Một số hình thức mua bán phổ biến hiện nay như sau:

  • Thứ nhất, mua bán trực tiếp: Với hình thức này những người có nhu cầu bán và người có nhu cầu mua sẽ liên hệ trực tiếp với nhau để thực hiện giao dịch mà không thông qua bất kì một bên thứ ba nào. Hình thức này phổ biến ở những vùng nông thôn, thị trấn.
  • Thứ hai, mua bán thông qua các nhà môi giới bất động sản: Môi giới Bất động sản là việc làm trung gian cho những bên trong mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản. Như vậy, thông qua hình thức này thì bên mua và bên bán liên hệ với nhau qua bên môi giới là bên thứ ba giúp họ thực hiện giao dịch.
  • Thứ ba, sử dụng quảng cáo: Sử dụng quảng cáo qua các nền tảng mạng xã hội hoặc những hội nhóm chuyên kinh doanh bất động sản.

Hợp đồng mua bán đất đai phải được lập thành văn bản, có công chứng chứng thực theo quy định tại Điều 502 BLDS và Điều 167 Luật Đất đai 2013. Việc thực hiện thủ tục công chứng hợp đồng tại các tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban Nhân có thẩm quyền

Hiệu lực của hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, tặng cho đất đai được xác định hoàn thành xong thủ tục công chứng chứng thực theo quy định.

Quy trình mua bán đất đai

  • Bước 1: Thỏa thuận giá và xem xét các giấy tờ pháp lý liên quan như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
  • Bước 2: Tiến hành đặt cọc mua đất.
  • Bước 3: Ký kết hợp đồng mua bán, công chứng và thanh toán.
  • Bước 4: Nộp lại hồ sơ chuyển nhượng bất động sản cho cơ quan công quyền.
  • Bước 5: Hoàn tất các loại phí và thuế trước bạ.
  • Bước 6: Chờ đợi thẩm định của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
  • Bước 7: Nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Kinh nghiệm mua bán đất đai dành cho người mới

  • Xác minh thông tin của bên nhận chuyển nhượng hoặc bên chuyển nhượng
  • Đất đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất chưa.
  • Đất có nằm trong có dự án quy hoạch của nhà nước không
  • Tham khảo giá cả thị trường tránh những trường hợp mua giá cao.
  • Hiểu rõ và kiểm tra cẩn thận tình trạng của đất.
  • Cần nắm rõ những quy định pháp luật hiện hành về đất đai cũng như vấn đề chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
  • Khi mua bán cần soạn thảo hợp đồng chuyển nhượng có công chứng tại văn phòng công chứng.

Tham khảo thêm: Thủ tục tách đất thổ cư

Khuyến nghị của Công ty TNHH Luật Hải Việt:

Bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Quý vị bạn đọc có thắc mắc, cần tư vấn vui lòng liên hệ qua hotline: 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com

One thought on “Quy trình mua bán đất đai

  1. Pingback: Quy định về giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất - Công ty TNHH Luật Hải Việt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *