Làm thế nào để quản lý tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp

Việc quản lý tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp là một phần quan trọng của sự thành công và phát triển. Từ việc rất đơn giản là nhận dạng đến hỗ trợ từ tạo ra một hệ thống quản lý tài sản trí tuệ hiệu quả. Nhằm đảm bảo rằng giá trị của các tài sản này được tận dụng đầy đủ. Vậy làm thế nào để quản lý tài sản trí tuệ doanh nghiệp? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Làm thế nào để quản lý tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp

                                               Làm thế nào để quản lý tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp

Tài sản trí tuệ là gì?

Tài sản trí tuệ (TSTT) còn được biết đến với tên quyền sở hữu trí tuệ. Quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) là cụm từ được sử dụng trong quy định pháp luật.

TSTT không phải là hữu hình mà là tài sản vô hình. Được tạo ra thông qua quá trình sáng tạo và kết tinh từ trí tuệ của trí tuệ con người.

Quyền SHTT hay TSTT bao gồm những quyền sở hữu với sản phẩm liên quan đến sự sáng tạo của trí tuệ, tinh thần. Ví dụ như, trong lĩnh vực văn học có tác phẩm văn học, nghệ thuật. Về khoa học, có những tác phẩm khoa học, sáng chế. Về thiết kế, có kiểu sáng công nghiệp, thiết kế tĩnh mạch. Trong lĩnh vực kinh doanh, có tên thương mại, bí mật kinh doanh, v.v.

SHTT thường mang lại giá trị kinh tế và cạnh tranh cho cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp sở hữu.Vì nhờ những TSTT này doanh nghiệp mới có thể bứt phá, tạo dựng được chỗ đứng vững chắc trên thị trường.

>> Xem thêm: Đăng ký nhãn hiệu cho xe đạp

Tại sao cần phải quản lý tài sản trí tuệ?

Quản lý tài sản, đặc biệt là TSTT là một bước quan trọng để giúp doanh nghiệp khỏi tổn thất không đáng có, và bảo vệ được chỗ đứng của mình. Việc luôn bảo mật bí quyết kinh doanh để phát triển là vô cùng quan trong. Sau đây là một vài lý do chính tại sao doanh nghiệp cần quản lý TSTT của mình:

  • Đảm bảo được quyền sở hữu:

Quản lý tài sản trí tuệ giúp bảo vệ quyền sở hữu và đảm bảo rằng những sáng tạo và đóng góp của tổ chức không bị lạm dụng, sao chép trái phép hoặc sử dụng một cách không đúng đắn bởi người khác.

Điều này giúp duy trì sự độc quyền và giá trị của tài sản trí tuệ.

  • Tạo giá trị kinh tế lớn cho doanh nghiệp:

SHTT có thể tạo ra giá trị kinh tế lớn cho tổ chức thông qua việc bán hoặc cho thuê quyền sử dụng tài sản trí tuệ. Hay thậm chí tạo ra những sản phẩm hữu ích từ bản thiết kế nhỏ bé.

Khi quản lý tốt TSTT tốt, doanh nghiệp sẽ tối ưu hoá được khả năng tạo ra lợi nhận từ những tài sản này. Việc tận dụng triệt để bằng sáng chế là hết sức cần thiết trong thời đại của những giải pháp hữu ích cho cuộc sống.

  • Tạo sự khác biệt để bứt phá và thành công:

TSTT là một công cụ quan trọng để tạo ra điểm khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Từ đó doanh nghiệp có thể bứt phá trong lĩnh vực mình theo đuổi.

Quản lý TSTT giúp doanh nghiệp có quyền sáng chế độc quyền với doanh nghiệp. Từ đó tạo được sự độc đáo mà khách hàng không tìm được sản phẩm ở đâu khác. Và doanh nghiệp sẽ có danh tiếng, chỗ đứng vững chắc trong thị trường.

  • Tạo được thêm động lực cho sự xuất hiện của nhiều sự sáng tạo hơn:

Không ai muốn đứa con tinh thần của mình bị xâm phạm, hay sao chép lại một cách sơ sài. Cho nên, việc quản lý, bảo hộ TSTT giúp người sáng tạo cảm thấy công sức và sản phẩm trí tuệ được đánh giá cao. Và họ sẽ cố gắng đóng góp nhiều hơn nữa.

  • Phòng ngừa rủi ro pháp lý:

 Việc tuân thủ pháp luật và bảo vệ tài sản trí tuệ giúp giảm nguy cơ phải đối mặt với hậu quả pháp lý và thiệt hại tài chính.

Vậy quản lý tài sản trí tuệ không chỉ đơn thuần việc bảo vệ quyền lợi. Mà quản lý là đóng góp tích cực vào xây dựng thương hiệu cho tổ chức hoặc doanh nghiệp.

Làm thế nào để quản lý tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp
                                                     Làm thế nào để quản lý tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp

Phương pháp quản lý tài sản trí tuệ

Trong quá trình sản xuất và kinh doanh, việc quản lý Tài sản Trí tuệ không ngừng là một phần thiết yếu. Nhiệm vụ này không chỉ bao gồm việc sáng tạo tài sản Trí tuệ. Mà còn đòi hỏi việc kiểm toán tài sản, liên kết chúng với chiến lược phát triển kinh doanh, thương mại và tiếp thị của doanh nghiệp. 

Sau đây là một vài phương pháp phổ biển để quản lý TSTT:

Thứ nhất là kiểm toán Sở hữu Trí tuệ giúp sử dụng hiệu quả các Tài sản Trí tuệ

  • Việc kiểm toán Sở hữu Trí tuệ mang theo một loạt hoạt động quan trọng. Như xác định, giám sát và định giá các Tài sản Trí tuệ.
  • Mục tiêu là đảm bảo rằng những tài sản này được sử dụng một cách hiệu quả nhất.
  • Qua việc kiểm toán, doanh nghiệp có thể xác định những tài sản cần được bảo hộ và quản lý. 
  • Doanh nghiệp có thể xác định những tài sản cần được bảo hộ và quản lý một cách chi tiết và hiệu quả.

Thứ hai là liên kết tài sản trí tuệ với chiến lược kinh doanh đúng sẽ tối ưu hóa giá trị

  • Cần gắn kết chặt chẽ TSTT với chiến lược phát triển bằng cách xây ra những mục tiêu cụ thể.
  • Có thể sử dụng các công cụ phân tích như chuỗi giá trị và phân tích SWOT.
  • Từ đó doanh nghiệp có thể xác định và tận dụng những giá trị sáng tạo mang lại.

Thứ ba là sự tư vấn của Chuyên gia Tư vấn SHTT. Họ sẽ hỗ trợ trong quá trình quản lý hiệu quả

  • Chuyên gia tư vấn Sở hữu Trí tuệ đóng một vai trò quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý TSTT.
  • Công việc bao gồm nhận dạng đối tượng, xác định áp dụng luật, phân tích khả năng bảo hộ, định giá tài sản trí tuệ và xây dựng chiến lược bảo hộ.
  • Nhờ vào sự hỗ trợ của chuyên gia, doanh nghiệp có thể đảm bảo rằng các quyền sở hữu trí tuệ được bảo vệ và quản lý một cách tối ưu.

> Xem thêm: Nhãn hiệu nổi tiếng có được bảo hộ vô thời hạn 

Khuyến nghị của Công ty TNHH Luật Hải Việt:

Bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Quý vị bạn đọc có thắc mắc, cần tư vấn vui lòng liên hệ qua hotline: 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *