Thế nào là tranh chấp đất đai? Có bao nhiêu loại tranh chấp đất đai

Thế nào là tranh chấp đất đai? Có bao nhiêu loại tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai là hiện tượng thường thấy xảy ra khi hai hoặc nhiều bên có ý kiến khác nhau về quyền sở hữu, sử dụng hoặc quản lý một phần của vùng đất cụ thể. Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu Thế nào là tranh chấp đất đai? Có bao nhiêu loại tranh chấp đất đai.

Thế nào là tranh chấp đất đai? Có bao nhiêu loại tranh chấp đất đai
Thế nào là tranh chấp đất đai? Có bao nhiêu loại tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai là gì?

Tranh chấp là việc giành nhau một cách giằng co không rõ thuộc về bên nào. Tranh chấp cũng có nghĩa là đấu tranh giằng co khi có ý kiến bất đồng. Thường là trong vấn dề quyền lợi giữa hai bên.

Căn cứ Khoản 24 Điều 3 Luật đất đai 2013. Tranh chấp đất đai được định nghĩa như sau:

“Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.”

Tranh chấp đất đai là một loại tranh chấp dân sự. Theo đó, tranh chấp dân sự là những tranh chấp về quyền, quyền lợi và nghĩa vụ hợp pháp của các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự; Hiểu đơn giản là những bất đồng, xung đột lợi ích pháp lý giữa ít nhất hai bên trong lĩnh vực dân sự.

Xem thêm: Thu hồi đất của dân giao cho doanh nghiệp không?

Có bao nhiêu loại tranh chấp đất đai hiện nay?

Tranh chấp đất đai là dạng tranh chấp phổ biến, phức tạp nhất hiện nay. Do đó, để giải quyết tranh chấp đất đai cần phải xác định được các dạng tranh chấp đất đai phổ biến. Tranh chấp đất đai được chia làm 3 dạng chủ yếu như sau:

Tranh chấp về quyền sử dụng đất

Tranh chấp đất đai về quyền sử dụng đất là những tranh chấp giữa các bên với nhau về việc ai có quyền sử dụng hợp pháp đối với một mảnh đất nào đó?

Trong dạng tranh chấp này, thường gặp các loại tranh chấp về ranh giới đất. Tranh chấp về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong các quan hệ ly hôn, thừa kế; tranh chấp đòi lại đất (đất đã cho người khác mượn sử dụng mà không trả lại, hoặc tranh chấp giữa người dân tộc thiểu số với người đi xây dựng vùng kinh tế mới…). Tranh chấp về quyền sử dụng đất có liên quan đến tranh chấp về địa giới hành chính.

Ngoài ra còn có trường hợp tranh chấp đòi lại đất. Tranh chấp đòi lại tài sản gắn liền với đất có nguồn gốc trước đây thuộc quyền sở hữu của họ hoặc người thân của họ.

Thế nào là tranh chấp đất đai? Có bao nhiêu loại tranh chấp đất đai
Thế nào là tranh chấp đất đai? Có bao nhiêu loại tranh chấp đất đai

Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất

Dạng tranh chấp này thường xảy ra khi các chủ thể có những giao dịch dân sự về quyền sử dụng đất như tranh chấp về quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng chuyển nhượng, cho thuê quyền sử dụng đất hoặc các tranh chấp liên quan đến việc bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất…

Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất mang bản chất là tranh chấp về hợp đồng dân sự; Tranh chấp này có thể là yêu cầu thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng, công nhận hiệu lực của hợp đồng, tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu…

Tranh chấp về mục đích sử dụng đất

Đây là dạng tranh chấp ít gặp hơn. Những tranh chấp này liên quan đến việc xác định mục đích sử dụng đất là gì?. Thông thường những tranh chấp này có cơ sở để giải quyết. Vì trong quá trình phân bổ đất đai cho các chủ thể sử dụng. Nhà nước đã xác định mục đích sử dụng đất thông qua quy hoạch sử dụng đất; Tranh chấp chủ yếu do người sử dụng đất sử dụng sai mục đích so với khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.

Xem thêm: Các trường hợp thu hồi đất

Quy định cụ thể về các dạng tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai theo quy định trên có phạm vi rất rộng. 

Như vậy, cần hiểu tranh chấp đất đai với phạm vi hẹp và cụ thể hơn. Đó là tranh chấp xác định ai là người có quyền sử dụng đất. Ví dụ như tranh chấp về ranh giới do hành vi lấn, chiếm,… 

Căn cứ Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NĐ-CP:

Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chng là quyn sử dụng đất,… thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.”

Khuyến nghị của Công ty TNHH Luật Hải Việt:

Bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Quý vị bạn đọc có thắc mắc, cần tư vấn vui lòng liên hệ qua hotline: 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *