Huy động vốn vào doanh nghiệp gồm những hình thức nào?

huy động vốn vào doanh nghiệp

Huy động vốn vào doanh nghiệp là hoạt động của doanh nghiệp nhằm vay vốn từ các chủ thể khác trên thị trường nhằm bổ sung nguồn vốn kinh doanh (ngoài vốn chủ sở hữu). Nếu doanh nghiệp lựa chọn sai hình thức huy động vốn sẽ làm hạn chế cơ hội kinh doanh của công ty đồng thời làm tăng nguy cơ cao về nợ xấu của doanh nghiệp.

huy động vốn vào doanh nghiệp

Các hình thức huy động vốn vào doanh nghiệp

Theo quy định của pháp luật hiện hành, doanh nghiệp có thể huy động vốn bằng nhiều hình thức khác nhau, phù hợp với định hướng của công ty. Các hình thức huy động vốn mà doanh nghiệp có thể lựa chọn gồm: (1) Vốn góp ban đầu (vốn điều lệ); (2) Huy động vốn bằng tín dụng ngân hàng; (3) Huy động vốn bằng phát hành trái phiếu; (4) Huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu; (5) Huy động vốn từ lợi nhuận không chia; (6) Huy động vốn bằng tín dụng thương mại; (7) Huy động vốn bằng cách thỏa thuận vay tiền từ tổ chức, cá nhân khác trong nền kinh tế.

Huy động vốn góp ban đầu

Vốn góp ban đầu hay nói cách khác là vốn điều lệ, theo quy định tại Khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020: “Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.”

Vốn ban đầu hình thành do các chủ sở hữu đóng góp khi thành lập doanh nghiệp, là cơ sở để xác định phạm vi chịu trách nhiệm tài sản của công ty đối với các nghĩa vụ tài chính phát sinh trong quá trình kinh doanh. Doanh nghiệp có thể tăng giảm vốn điều lệ phù hợp với mục đích phát triển theo từng giao đoạn. Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có những cách thức riêng để huy động vốn điều lệ theo quy định của pháp luật như sau:

– Đối với công ty hợp danh và công ty TNHH hai thành viên trở lên:

Huy động vốn điều lệ thông qua việc các thành viên của công ty góp thêm vốn hoặc công ty tiếp nhận thêm các thành viên góp vốn mới.

– Đối với công ty TNHH một thành viên:

Ngoài việc tiếp nhận thêm thành viên mới, chủ sở hữu công ty có thể góp thêm vốn của mình.

– Đối với công ty cổ phần:

Việc huy động vốn điều lệ có thể được thông qua việc chào bán các cổ phần của công ty cho các cổ đông hiện hữu và người khác. Nếu là công ty đại chúng, công ty niêm yết, việc huy động vốn điều lệ được diễn ra trên sàn chứng khoán thông qua việc phát hành cổ phiếu và thu hút các nhà đầu tư.

Huy động vốn vào doanh nghiệp bằng tín dụng ngân hàng

Tín dụng ngân hàng là mối quan hệ tín dụng giữa bên cho vay là ngân hàng, các tổ chức tín dụng được thành lập hợp pháp với bên vay, trong trường hợp này là doanh nghiệp. Trong đó, ngân hàng hay tổ chức tín dụng sẽ chuyển giao tài sản cho doanh nghiệp sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận và khi đến hạn, doanh nghiệp phải hoàn trả vô điều kiện cả gốc lẫn lãi.

Tín dụng ngân hàng có nhiều hình thức thể hiện như: Hợp đồng tín dụng từng lần, cho vay theo thời hạn mức tín dụng, thỏa thuận tín dụng tuần hoàn, cho vay đầu tư dài hạn…

Huy động vốn vào doanh nghiệp bằng phát hành trái phiếu

Trái phiếu doanh nghiệp là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của doanh nghiệp phát hành –  Khoản 1 Điều 43 Nghị định 153/2020/NĐ-CP.

Không phải tất cả loại hình doanh nghiệp đều có thể huy động vốn bằng việc phát hành trái phiếu. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định 153/2020/NĐ-CP, Doanh nghiệp phát hành trái phiếu là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.

Huy động vốn vào doanh nghiệp bằng phát hành cổ phiếu

Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành – Khoản 2 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019.

Theo đó, trong trường hợp này, chỉ có duy nhất công ty cổ phần có thể huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu. Điều kiện chào bán cổ phiếu ra công chúng được quy định tại Điều 15 Luật Chứng khoán 2019 (hướng dẫn bởi Nghị định 155/2020/NĐ-CP).

Huy động vốn vào doanh nghiệp từ lợi nhuận không chia

Phân chia lợi nhuận là việc doanh nghiệp chia lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh có lãi sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác cho thành viên công ty (chia cổ tức cho cổ đông đối trong công ty cổ phần). Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nguồn vốn tích luỹ từ lợi nhuận sẽ được thỏa thuận không chia mà để tái đầu tư. Khi đó thay vì nhận tiền lãi thành viên công ty/ cổ đông có quyền sở hữu số vốn góp/ cổ phần tăng lên của công ty.

Huy động vốn vào doanh nghiệp bằng tín dụng thương mại

Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa thường được thấy ở quan hệ giữa các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh.

Bản chất của tín dụng thương mại là người bán chịu là người cho vay chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng lượng giá trị hàng hóa cho người mua chịu – người đi vay. Người mua chịu được phép sử dụng số vốn đó, sau một thời gian mới hoàn trả cho người bán chịu.

Sự tồn tại của hình thức tín dụng này sẽ giúp cho các nhà doanh nghiệp chủ động khai thác được nguồn vốn nhằm đáp ứng kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây được xem như một giải pháp giúp giảm bớt dòng tiền, cải thiện lợi nhuận cho doanh nghiệp nhỏ.

Huy động vốn vào doanh nghiệp bằng cách thỏa thuận vay tiền từ tổ chức, cá nhân khác trong nền kinh tế

Pháp luật cho phép doanh nghiệp được vay hoặc cho vay với doanh nghiệp khác. Hoạt động cho vay này có thể giúp các doanh nghiệp điều hòa, phân phối vốn để tăng cường khả năng thanh toán, đảm bảo an toàn, hiệu quả cho hoạt động của từng doanh nghiệp.

Khuyến nghị của Công ty TNHH Luật Hải Việt:

Bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Quý vị bạn đọc có thắc mắc, cần tư vấn vui lòng liên hệ qua hotline: 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *