Quy trình thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người

Trong việc quản lý và sử dụng đất đai. Việc đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật. Và bảo vệ an toàn tính mạng con người luôn là ưu tiên hàng đầu. Quy trình thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, hoặc trong trường hợp có nguy cơ đe dọa tính mạng con người là một biện pháp cần thiết để đảm bảo rằng đất đai được sử dụng một cách an toàn, hiệu quả và tuân thủ các quy định về quản lý tài nguyên đất đai. Bài viết sau đây. Chúng tôi sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu nội dung Quy trình thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

Quy trình thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người
Quy trình thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người

Các trường hợp thu hồi do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người

Các trường hợp thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người được quy định tại Điều 65 Luật Đất đai 2013. Bao gồm:

Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất. Được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất; người sử dụng đất thuê của Nhà nước trả tiền thuê đất hàng năm bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất;

Cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế;

Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất;

Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn nhưng không được gia hạn;

Đất ở trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người;

Đất ở có nguy cơ sạt lở, sụt lún. Bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người.

Xem thêm: Các trường hợp thu hồi đất 

Căn cứ thu hồi

Việc thu hồi đất chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người phải dựa trên các căn cứ sau đây:

Văn bản của cơ quan có thẩm quyền giải quyết đã có hiệu lực pháp luật. Đối với trường hợp thu hồi đất quy định tại điểm a khoản 1 Điều 65;

Giấy chứng tử hoặc quyết định tuyên bố một người là đã chết theo quy định của pháp luật và văn bản xác nhận không có người thừa kế của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người để thừa kế đã chết đó. Đối với trường hợp thu hồi đất quy định tại điểm b khoản 1 Điều 65;

Văn bản trả lại đất của người sử dụng đất. Đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 65;

Quyết định giao đất, quyết định cho thuê đất. Đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 65;

Văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác định mức độ ô nhiễm môi trường, sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người. Đối với trường hợp quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 65.

Quy trình thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người
Quy trình thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người

Trình tự, thủ tục thu hồi

Trình tự, thủ tục thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người được quy định cụ thể như sau: 

Bước 1. Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất. (nếu có)

Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất thì gửi thông báo hoặc gửi văn bản trả lại đất và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đến cơ quan tài nguyên và môi trường.

Bước 2. Kiểm tra, xác định tình trạng đất 

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện giao cho cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác định mức độ ô nhiễm môi trường, sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người.

Sau khi có văn bản của cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thực hiện các công việc thu hồi đất.

Bước 3. Tổ chức thu hồi đất

Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm tra. Xác minh thực địa trong trường hợp xét thấy cần thiết. Trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định thu hồi đất. Tổ chức thu hồi đất trên thực địa và bàn giao cho Tổ chức phát triển quỹ đất hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý; chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính, thu hồi Giấy chứng nhận hoặc thông báo hủy Giấy chứng nhận đối với trường hợp không thu hồi được Giấy chứng nhận.

Bước 4. Tổ chức cưỡng chế thu hồi đất. (nếu có)

Sau khi có quyết định thu hồi đất. Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã vận động, thuyết phục để người có đất thu hồi bàn giao đất;

Sau khi vận động, thuyết phục mà người có đất thu hồi không thực hiện quyết định thu hồi đất thì Phòng Tài nguyên và Môi trường trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất.

Xem thêm: Thủ tục tách đất thổ cư  

Khuyến nghị của Công ty TNHH Luật Hải Việt:

Bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Quý vị bạn đọc có thắc mắc, cần tư vấn vui lòng liên hệ qua hotline: 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *