Có được thỏa thuận giá đền bù khi thu hồi đất không?

Khi quyết định thu hồi đất để phục vụ cho các mục tiêu quốc gia, phát triển kinh tế, hay dự án công cộng, việc đền bù cho người dân và tổ chức có liên quan là một vấn đề mang tính quan trọng về lợi ích và công bằng. Tuy nhiên. Câu hỏi ‘Có được thỏa thuận giá đền bù khi thu hồi đất không?’ vẫn là một chủ đề gây tranh luận. Đồng thời đây cũng là thách thức trong quản lý tài nguyên đất đai và bảo vệ quyền lợi của cộng đồng. Bài viết sau đây. Chúng tôi sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu nội dung. “Có được thỏa thuận giá đền bù khi thu hồi đất không?”

Có được thỏa thuận giá đền bù khi thu hồi đất không?
Có được thỏa thuận giá đền bù khi thu hồi đất không?

Có được thỏa thuận giá đền bù khi thu hồi đất không?

Trường hợp nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật

Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất. Hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lí theo quy định của Luật đất đai.

Khái niệm nhà nước thu hồi đất đã được quy định tại luật Việt Nam. Theo khoản 11 Điều 3 Luật Đất đai 2013, nhà nước thu hồi đất được định nghĩa như sau:

Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai.

Các trường hợp thu hồi đất được quy định tại điều 16 Luật Đất đai 2013 như sau:

Nhà nước quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

  • Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh. Hoặc phát triển kinh tế – xã hội. Được làm vì lợi ích quốc gia, công cộng;
  • Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;
  • Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật. Hoặc tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

Theo đó, nếu đất không có dự án gì. Cũng không phải do vi phạm pháp luật thì Nhà nước không thu hồi. Trường hợp không có căn cứ pháp luật để thu hồi. Thì việc thu hồi được xem là trái pháp luật.

Xem thêm: Các trường hợp thu hồi đất 

Các quy định về việc Nhà nước thu hồi đất

Khi nhà nước thu hồi đất. Theo luật đất đai 2013, người sử dụng đất nếu có đủ điều kiện yêu cầu thì được bồi thường. Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi. Nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi. Giá sẽ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất. Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất được luật đất đai quy định phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật.

Để được bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất hộ gia đình. Cá nhân đang sử dụng đất phải đáp ứng điều kiện sau:

  • Đất hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm. Cần có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở và tài sản khác gắn liền với đất.
  • Có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cùng quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật đất đai 2013 mà chưa được cấp.

Trường hợp nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật có được thỏa thuận giá đền bù

Căn cứ Điều 74 Luật đất đai 2013 quy định về nguyên tắc bồi thường như sau:

“Điều 74. Nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất

1. Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường.

2. Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.”

Như vậy, đất do Nhà nước ra quyết định thu hồi thì không thỏa thuận giá bồi thường mà sẽ được thỏa thuận theo phương án bồi thường. Người dân không thể thỏa thuận giá bồi thường mà sẽ do Nhà nước quyết định. Giá bồi thường được xác định theo giá đất cụ thể do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành tại thời điểm quyết định thu hồi đất.

Có được thỏa thuận giá đền bù khi thu hồi đất không?
Có được thỏa thuận giá đền bù khi thu hồi đất không?

Trường hợp không do Nhà nước thu hồi đất mà chủ đầu tư lấy đất để sản xuất, kinh doanh thông qua hình thức nhận chuyển nhượng, thuê, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Hiện nay, pháp luật về đất đai quy định về hai trường hợp thu hồi đất. Cụ thể: 

  • Thứ nhất là nhà nước thu hồi đất đối với các dự án sử dụng đất để phát triển KT-XH vì lợi ích quốc gia, công cộng. Cụ thể, Nhà nước chỉ thu hồi đất đối với các dự án đã được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư. Hoặc dự án được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu tư . Cũng có một số trường hợp được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét thông qua.
  • Thứ hai là cơ chế Nhà nước không thu hồi đất mà chủ đầu tư và người sử dụng đất tự thỏa thuận việc sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh. Được thông qua bằng hình thức nhận chuyển nhượng, thuê, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

Trường hợp sử dụng đất thực hiện dự án sản xuất, kinh doanh không thuộc các trường hợp Nhà nước thu hồi đất mà chủ đầu tư và người sử dụng đất tự thỏa thuận thông qua hình thức nhận chuyển nhượng, thuê, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất thì thực hiện theo quy định.

Pháp luật đã quy định cụ thể về các trường hợp mà chủ đầu tư dự án phải thỏa thuận với người sử dụng đất khi muốn thu hồi đất. Quyền lợi của người sử dụng đất được đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật.

Xem thêm: Thủ tục tách đất thổ cư 

Đền bù không thỏa đáng có được quyền từ chối giao đất cho nhà nước không?

Căn cứ điểm d, Khoản 3, Điều 69 Luật đất đai. Quy định như sau: 

“Điều 69. Trình tự, thủ tục thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng

d) Trường hợp người có đất thu hồi không bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người có đất thu hồi thực hiện.

Trường hợp người có đất thu hồi đã được vận động, thuyết phục nhưng không chấp hành việc bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất và tổ chức thực hiện việc cưỡng chế theo quy định tại Điều 71 của Luật này.

…”

Như vậy, có thể thấy trường hợp đền bù không thỏa đáng. Người sử dụng đất không được từ chối quyền giao lại đất cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bên cạnh đó, người có đất bị thu hồi vẫn phải bàn giao lại đất cho Nhà nước. Nếu không thực hiện, họ sẽ bị cưỡng chế thu hồi đất theo quy định của pháp luật. 

Khuyến nghị của Công ty TNHH Luật Hải Việt:

Bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Quý vị bạn đọc có thắc mắc, cần tư vấn vui lòng liên hệ qua hotline: 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *