Quy định pháp luật về việc nhận nuôi con nuôi

Kết quả của mỗi cuộc hôn nhân là những đứa con kháu khỉnh, đáng yêu. Tuy nhiên không phải cặp đôi nào cũng có thể có con chung do mình sinh ra.  Với công nghệ của cuộc sống hiện đại, rất nhiều phương pháp dành cho các cặp vợ chồng muốn có con. Phương pháp nhận nuôi con nuôi là phương pháp ít tốn kém nhất và mang lại nhiều hiệu quả nhất. 

 Nuôi con nuôi là gì?

Theo Luật nuôi con nuôi năm 2010 ở khoản 1 Điều 3 quy định: Nuôi con nuôi là xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận con nuôi, đảm bảo cho người được nhận làm con nuôi được trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với đạo đức xã hội.

 Đặc điểm của việc nuôi con nuôi

Thứ nhất, việc nuôi con nuôi được xác lập trên cơ sở tự nguyện của các bên và phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận.

Thứ hai, làm phát sinh quan hệ cha mẹ con giữa những người không có quan hệ huyết thống.

Thứ ba, nhằm mang lại lợi ích với người được nhận nuôi.

Thứ tư, có thể chấm dứt việc nuôi con nuôi, khác biệt với cha mẹ con thông thường.

Điều kiện với việc nuôi con nuôi

 Điều kiện với người nhận nuôi con nuôi: Người nhận nuôi con nuôi phải có đủ các điều kiện sau theo Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010

  • Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự
  • Phải hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên
  • Đáp ứng được điều kiện về kinh tế, sức khỏe, bảo đảm chỗ ở với việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục
  • Có tư cách đạo đức

Điều kiện với người được nhận nuôi

  • Trẻ em dưới 16 tuổi. Quy định về độ tuổi này phù hợp với Luật Trẻ em năm 2016 đã quy định trẻ em là người dưới 16 tuổi.
  • Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp: Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi; được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.

Nếu người được nhận nuôi từ đủ 9 tuổi trở lên thì phải hỏi ý kiến của người đó. Ý chí của các chủ thể khác được nêu trong Điều 21 Luật nuôi con nuôi 2010 như sau:

  • Ý chí của cha mẹ đẻ: cha mẹ đẻ chỉ được đồng ý cho con làm con nuôi sau khi con đã sinh ra được ít nhất là 15 ngày. Điều này thuận với đạo đức, đúng với pháp luật Nhà nước. Tránh tình trạng thỏa thuận việc cho và nhận nuôi con nuôi giữa cha mẹ đẻ và người nhận nuôi trước khi đứa trẻ ra đời, nhằm đảm bảo quyền của trẻ em kể từ khi sinh ra phải được biết nguồn gốc của mình, biết cha mẹ đẻ của mình là ai và được cha mẹ mình chăm sóc.
  • Ý chí của người giám hộ nếu cha và mẹ đều bị chết, bị mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được cha mẹ cho người được nhận nuôi.
  • Ý chí của người nhận nuôi (của vợ chồng hoặc của người độc thân). Sự đồng ý của các chủ thể trên phải hoàn toàn tự nguyện, trung thực, không bị ép buộc, không bị đe dọa hay mua chuộc, không vụ lợi, không có lợi ích vật chất.

Thẩm quyền đăng kí nuôi con nuôi

Thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi quy định tại Điều 9 Luật nuôi con  nuôi 2010:

  • Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi hoặc của người nhận con nuôi đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước.
  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi quyết định việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
  • Cơ quan đại diện nước Việt Nam ở nước ngoài đăng ký việc nuôi con nuôi của công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài.

Lưu ý của Công ty TNHH Luật Hải Việt

Trên đây là bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Quý vị bạn đọc  cần tư vấn vui lòng liên hệ qua: Hotline: 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *