Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn

Việc nguyên tắc phân chia tài sản khi ly hôn của vợ, chồng dựa trên các nguyên tắc nào? Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn? Vợ chồng có thể tự thỏa thuận để phân chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân hay không? Luật Hải Việt sẽ giải đáp các vấn đề này qua bài viết.

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp tài sản vợ chồng khi ly hôn. Trong trường hợp chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận

Theo Luật Hôn nhân gia đình 2014 thì chế độ tài sản thỏa thuận là tập hợp các quy tắc do chính vợ, chồng xây dựng. Nên một cách hệ thống trên cơ sở sự cho phép của pháp luật. Để thay thế cho chế độ tài sản luật định. Nhằm điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng.

Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận. Được thực hiện theo quy định tại Điều 47 Luật Hôn nhân gia đình 2014 như sau:

“Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.”

Vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định. Hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận. Thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký kết hôn

Vì vậy, khi ly hôn mà có yêu cầu chia tài sản chung thì Tòa án sẽ xem xét. Nếu có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng và văn bản này không bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng các nội dung của văn bản thỏa thuận. Để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.

Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp tài sản vợ chồng khi ly hôn trong trường hợp chế độ tài sản vợ chồng theo luật định

Trong trường hợp, vợ chồng không tự thoả thuận được. Thì chế độ tài sản vợ chồng sẽ do Toà án quy định. Cụ thể nguyên tắc giải quyết tranh chấp tài sản vợ chồng khi ly hôn như sau:

Nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận của vợ chồng

Nguyên tắc đầu tiên trong việc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn chính là sự thoả thuận. Tài sản của vợ chồng được chia như thế nào trước hết phụ thuộc vào chính ý chí của họ.

Thỏa thuận là sự đồng ý sau khi cân nhắc, thảo luận. Quan hệ hôn nhân gia đình đều tôn trọng sự thỏa thuận của vợ chồng đối với tài sản chung khi ly hôn. Quá trình giải quyết tranh chấp chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn. Vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ khối tài sản chung. Tất nhiên cần phải hiểu rằng sự thoả thuận này phải phù hợp với quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

Sự tự nguyện thỏa thuận, ý chí đồng thuận của các bên luôn được tôn trọng. Dù trong bất kỳ trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận hoặc theo luật định.

Vợ chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề. Trong đó có cả việc phân chia tài sản. Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được mà có yêu cầu thì Tòa án phải xem xét. Quyết định việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận hay theo luật định. Tùy từng trường hợp cụ thể mà Tòa án xử lý như sau:

Như vậy, việc vợ chồng tự thỏa thuận với nhau về việc khi tài sản khi ly hôn có ý nghĩa rất lớn. Thể hiện sự đổi mới tư duy lập pháp của các nhà làm luật. Việc thừa nhận này không chỉ đảm bảo quyền tự do định đoạt đối với quyền sở hữu tài sản. Đáp ứng nhu cầu của cá nhân vợ, chồng mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan Nhà nước trong việc giải quyết tranh chấp về tài sản của vợ chồng.

Xem thêm: Quy định về thời điểm chấm dứt quan hệ hôn nhân

Nguyên tắc đảm bảo sự bình đẳng về quyền sở hữu tài sản của vợ chồng

Trong trường hợp không có thỏa thuận phân chia tài sản, khi ly hôn, tài sản chung của vợ chồng được chia theo nguyên tắc chia đôi. Sở hữu chung hợp nhất là hình thức sở hữu. Trong đó quyền của các đồng chủ sở hữu không được xác định. Đối với khối tài sản chung nên về nguyên tắc, tài sản chung của vợ chồng sẽ chia đôi khi ly hôn.

Tuy nhiên, để đảm bảo việc phân chia tài sản chung của vợ chồng được thực hiện công bằng. Theo khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định rằng khi ly hôn, tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi. Nhưng có tính đến các yếu tố sau đây để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia:

  • Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng. Là tình trạng về năng lực pháp luật, năng lực hành vi, sức khỏe, tài sản. Khả năng lao động tạo ra thu nhập sau khi ly hôn của vợ, chồng
  • Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung
  • Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp
  • Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng là lỗi của vợ. Hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn

Nguyên tắc tài sản chung của vợ chồng được chi bằng hiện vật hoặc chia theo giá trị được hưởng

Việc phân chia tài sản cho vợ chồng khi ly hôn bao giờ cũng phức tạp. Nguyên tắc nêu trên sẽ giúp cho Toà án chủ động hơn trong khi phân chia. Nhằm mục đích chia tài sản không làm mất giá trị sử dụng của tài sản đó.

Để thực hiện tốt nguyên tắc này, Toà án phải chú trọng trong việc ưu tiên chia bằng hiện vật tương ứng. Chỉ khi nào không thể chia bằng hiện vật thì mới tiến hành chia cho một bên nhận hiện vật. Và bên này có nghĩa vụ trích chia tương ứng giá trị bên kia được nhận.

Nguyên tắc bảo đảm quyền sở hữu tài sản riêng của vợ, chồng

Căn cứ khoản 4 Điều 59 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó. Trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung.

Tuy nhiên, trên thực tế, việc xác định tài sản riêng không dễ dàng. Xuất phát từ lời khai của hai bên vợ, chồng không giống nhau.

Nguyên tắc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình

Căn cứ khoản 4 Điều 2 Luật Hôn nhân gia đình 2014 “Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ. Hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình. Giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình”.

Nguyên tắc này được quy định nhằm ngăn chặn thói tệ coi rẻ người phụ nữ và con cái. Hơn nữa, trên thực tế, sau khi ly hôn người vợ được coi là phái yếu. Và con cái thường gặp nhiều khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần trong việc tổ chức lại và duy trì cuộc sống bình thường. Họ cần được bảo vệ và quan tâm. 

Do đó, cần phải tạo điều kiện cho họ ổn định cuộc sống, yên tâm công tác, lao động. Hạn chế thấp nhất những khó khăn họ phải chịu.

Xem thêm: Tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

Khuyến nghị của Công ty TNHH Luật Hải Việt:

Bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Quý vị bạn đọc có thắc mắc, cần tư vấn vui lòng liên hệ qua hotline: 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *