Tranh chấp nội bộ trong doanh nghiệp

Ngày nay, xã hội càng phát triển thì nhu cầu thành lập doanh nghiệp ngày càng gia tăng; từ đó các tranh chấp liên quan đến nội bộ trong doanh nghiệp cũng gia tăng. Tuy nhiên luôn có cách để giúp các nhà đầu tư có thể am hiểu hơn về các tranh chấp nội bộ doanh nghiệp. Và có thể đưa ra các phương thức giải quyết hợp lý nhất. Vì một doanh nghiệp phát triển thì cần giải quyết triệt để tranh chấp nội bộ. Vậy tranh chấp nội bộ doanh nghiệp là gì? Hãy cùng Luật Hải Việt tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết. 

Tranh chấp nội bộ doanh nghiệp 

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Thì tranh chấp nội bộ doanh nghiệp là những mâu thuẫn; bất đồng giữa các cá nhân, tổ chức trong nội bộ công ty phát sinh trong quá trình hình thành; hoạt động, sáp nhập, giải thể, bàn giao tài sản, chuyển đổi hình thức tổ chức công ty.

Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp nội bộ là gì?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tranh chấp nội bộ doanh nghiệp. Nhưng chủ yếu là các nguyên nhân chính dưới đây:

  • Không nắm bắt được các quy định của pháp luật: Đa số các chủ doanh nghiệp; nhà đầu tư khi thành lập doanh nghiệp chỉ quan tâm đến các vấn đề: góp vốn; phương hướng kinh doanh,… mà chưa chú trọng đến vấn đề quản lý; kiểm soát và tổ chức nội bộ doanh nghiệp dẫn đến tranh chấp xảy ra. 
  • Đa số nhà đầu tư Việt Nam hợp tác với người thân; bạn bè để hợp tác thành lập doanh nghiệp. Nên công tư khó phân minh. Cũng chính vì vậy, khi gặp các vấn đề các bên thường không biết áp dụng quy định cụ thể mà bị chi phối bởi mối quan hệ dẫn đến ảnh hưởng đến quyền lợi ích của các bên và xảy ra tranh chấp.
  • Trong bối cảnh tình hình kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 kéo dài. Dẫn đến các chủ doanh nghiệp có những quyết định khó khăn. Gấp rút nên thường không toàn diện, gây ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của các cổ đông; thành viên khác trong công ty. Khi đó mâu thuẫn, bất đồng và tranh chấp xảy ra.

Những cách giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp

Khi xảy ra tranh chấp chúng ta có thể áp dụng các cách giải quyết sau:

Giải quyết tranh chấp nội bộ bằng thương lượng

Thương lượng thường là phương thức giải quyết đầu tiên trong quá trình giải quyết tranh chấp. Các bên tranh chấp sẽ chủ động gặp gỡ; thảo luận, thống nhất về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.

Phương thức hòa giải là việc các bên thương lượng. Thỏa thuận để giải quyết tranh chấp có sự hỗ trợ của hòa giải viên bên thứ ba. 

Cả hai phương thức này đều không chịu sự cưỡng chế của pháp luật; được thực hiện hoàn toàn dựa trên thiện chí của các bên.

> Xem thêm: Quy định hợp đồng hợp tác

Sử dụng trọng tài thương mại

Là phương thức giải quyết thông qua Trọng tài viên với tư cách là bên thứ ba độc lập; nhằm chấm dứt các xung đột bằng việc đưa ra phán quyết trọng tài buộc các bên tôn trọng và thực hiện. Thỏa thuận của các bên tham gia tranh chấp là nguồn gốc cho các phán quyết của trọng tài.

Giải quyết tranh chấp bằng Toà án

Về bản chất, đây là phương thức mang ý chí quyền lực nhà nước; tòa án nhân danh quyền lực nhà nước để giải quyết tranh chấp trên cơ sở các quy định của pháp luật; và cưỡng chế mọi người tuân theo.

Đúc kết về việc giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp

Tranh chấp nội bộ doanh nghiệp luôn có nguy cơ xảy ra bất kỳ ở giai đoạn nào. Có thể là lúc bắt đầu thành lập. Hay khi doanh nghiệp đang trên đà phát triển; hoặc xảy ra khi doanh nghiệp đang rơi vào khủng hoảng thua lỗ. Bởi vậy, khi xảy ra tranh chấp nếu các bên không có phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp. Thì nguy cơ thiệt hại cho doanh nghiệp là rất lớn. Thậm chí có thể đẩy doanh nghiệp lâm vào cảnh phá sản.

Vì vậy, để có phương thức giải quyết hiệu quả nhất. Các bên có xảy ra tranh chấp nội bộ doanh nghiệp cần tham khảo. Tìm kiếm sự hỗ trợ giải quyết từ những luật sư có kinh nghiệm. Bởi như vậy vừa đảm bảo được quyền lợi cho các bên tranh chấp vừa tránh gây thiệt hại cho doanh nghiệp.

> Xem thêm:  Hợp đồng lao động trong doanh nghiệp

Khuyến nghị của Công ty TNHH Luật Hải Việt:

Bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Quý vị bạn đọc có thắc mắc, cần tư vấn vui lòng liên hệ qua hotline: 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *