Tranh chấp đất đai là một trong những vấn đề phức tạp và nhạy cảm trong xã hội, đòi hỏi sự tinh tế trong giải quyết để đảm bảo tính công bằng và hợp pháp. Trong bài viết này. Chúng tôi sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu nội dung Kinh nghiệm vàng khi giải quyết tranh chấp đất đai.
Kinh nghiệm tiếp xúc khách hàng
Đây là một trong những bước đầu tiên tiên quyết. Giúp bạn khai thác cũng như tìm hiểu ban đầu về vụ án tranh chấp đất đai. Khách hàng ở đây có thể là người đi kiện hoặc người bị kiện. Khi tiếp xúc vụ việc tranh chấp đất đai bạn cần khai thác tối đa các thông tin, tài liệu cần thiết của khách hàng để phục vụ cho việc giải quyết.
- Lắng nghe và thấu hiểu. Khi tiếp xúc với khách hàng liên quan đến tranh chấp đất đai, việc lắng nghe và thấu hiểu mọi góc độ của họ là quan trọng; Để giải quyết tranh chấp, bạn cần nắm rõ mục tiêu, quyền lợi và lo ngại của mỗi bên để tìm ra giải pháp hợp lý.
- Duy trì tính chuyên nghiệp. Dù có thể có những xung đột tình cảm, bạn cần duy trì tính chuyên nghiệp trong mọi tương tác. Tránh thái độ bênh vực hay thiên vị bất kỳ bên nào và giữ cho mình ở một vị trí trung lập.
Xem thêm: Chứng cứ trong vụ án tranh chấp đất đai
Kinh nghiệm thu thập tài liệu, chứng cứ
Để nắm vững rồi đưa ra phương án giải quyết tranh chấp đất đai thì điều cơ bản nhất là phải nắm rõ được tài liệu, hồ sơ liên quan đến thửa đất hoặc các chứng cứ phục vụ cho vấn đề tranh chấp đang xảy ra.
Bên cạnh việc xác định nguồn chứng cứ thì cũng cần có kỹ năng thu thập chứng cứ như thu thập từ khách hàng; thu thập từ các cơ quan hành chính Nhà nước như các cấp Ủy ban nhân dân, Văn phòng đăng ký đất đai, Phòng Tài nguyên và môi trường; có thể đề nghị Tòa án hỗ trợ trong việc thu thập chứng cứ như xin sao chụp tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án để phục vụ cho việc nghiên cứu, giải quyết tranh chấp đất đai.
- Thu thập thông tin chi tiết. Thu thập tất cả thông tin liên quan đến tranh chấp. Bao gồm hồ sơ sở hữu đất, hợp đồng, tài liệu quy hoạch và bất kỳ chứng cứ nào có thể ảnh hưởng đến vụ việc. Đảm bảo rằng bạn đã có đủ thông tin để đánh giá tình huống một cách chính xác.
- Kiểm tra tính hợp lệ của tài liệu. Trước khi sử dụng chứng cứ, hãy kiểm tra tính hợp lệ và độ tin cậy của chúng. Điều này giúp tránh tình huống sử dụng tài liệu sai lệch hoặc không đáng tin cậy.
Nguồn chứng cứ, tài liệu để giải quyết tranh chấp đất đai
- Thu thập tài liệu, chứng cứ từ chính khách hàng;
- Thu thập chứng cứ, tài liệu từ các cơ quan hành chính như: UBND xã, phường, UBND quận/huyện, Phòng Tài nguyên Môi trường, Văn phòng đăng ký đất đai,..
- Thu thập chứng cứ thông qua các đương sự khác trong vụ án tranh chấp đất đai như: nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người làm chứng,…
- Đề nghị tòa án hỗ trợ thu thập tài liệu, chứng cứ: đối với một số chứng cứ đẫ thực hiện thu thập nhưng không thể tự mình thu thập được thì có thể đề nghị Tòa án hỗ trợ thu thập tài liệu, chứng cứ. Bên cạnh đó, có thể xin sao chụp tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án để phục vụ cho việc nghiên cứu, giải quyết tranh chấp đất đai.
Kinh nghiệm tham gia hoà giải
Hòa giải là thủ tục bắt buộc trong giải quyết tranh chấp đất đai. Mục đích của việc hòa giải là nhằm giải quyết tranh chấp trên phương diện hợp tình hợp lý, tránh mất thời gian, mất tiền bạc, công sức của các bên.
Nếu như các bên không tự hòa giải, thương lượng với nhau thì làm thủ tục hòa giải cơ sở đến Ủy ban nhân dân cấp xã/phường/thị trấn nơi đang có đất tranh chấp. Thủ tục hòa giải được thực hiện như sau:
- Bước 1. Làm đơn đề nghị tổ chức hòa giải giải quyết tranh chấp đất đai.
- Bước 2. Ủy ban nhân dân xã/phường thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai.
- Bước 3 Tiến hành tổ chức buổi hòa giải tranh chấp đất đai.
- Bước 4. Trường hợp hòa giải thành thì lập biên bản
Thời gian hòa giải tranh chấp là không quá 45 ngày tính từ ngày nhận được đơn đề nghị; Nếu như vượt quá thời hạn nêu trên mà UBND chưa thực hiện hòa giải thì bạn có quyền khiếu nại về vấn đề này tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Khi tham gia buổi hòa giải cần lưu ý để tránh thiếu sót thành phần tham gia. Trường hợp nếu thiếu thành phần tham dự. Bạn nên yêu cầu Chủ tịch Hội đồng hòa giải bổ sung hoặc dời phiên hòa giải vào hôm khác để đầy đủ thành phần.
Xem thêm: Thế nào là tranh chấp đất đai? Có bao nhiêu loại tranh chấp đất đai
Kinh nghiệm giải quyết tranh chấp
Khi đã hòa giải không thành. Việc giải quyết tranh chấp đất đai sẽ được thực hiện bằng việc khởi kiện tại Tòa án. Khi đã quyết định khởi kiện tài Tòa, bạn cần phải nắm rõ được các vấn đề sau:
- Quy định về thời hiệu khởi kiện vụ án tranh chấp đất đai còn hay không?
- Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai có thuộc về cơ quan tòa án hay phải qua thủ tục hòa giải trước khi khởi kiện;
- Xác định chính xác và đầy đủ tư cách các đương sự trong vụ việc tranh chấp đất đai;
- Nắm rõ được các quy định của Luật nội dung liên quan đến tranh chấp;
- Thu thập, đánh giá giá trị, tính hợp pháp của các tài liệu chứng cứ;
- Soạn thảo các văn bản, giấy tờ gửi đến các cơ quan có liên quan đề nghị cung cấp tài liệu, chứng cứ, yêu cầu phối hợp giải quyết tranh chấp;
- Thủ tục tố tụng tại Tòa án theo luật tố tụng hiện hành;
- Kỹ năng tranh tụng tại các phiên xét xử.
Khuyến nghị của Công ty TNHH Luật Hải Việt:
Bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Quý vị bạn đọc có thắc mắc, cần tư vấn vui lòng liên hệ qua hotline: 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com
- Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
- Nhập hai quốc tịch cho con tại Việt Nam
- Đầu tư bằng hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp, cần lưu ý gì?
- Người nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam
- Hướng dẫn thay đổi ngành nghề kinh doanh công ty cổ phần