Hiện nay, vấn đề hợp thửa đất cũng đang được người sử dụng đất khá quan tâm. Bên cạnh nhu cầu tách thửa thì người sử dụng đất. Còn có nhu cầu hợp thửa để phù hợp với mục đích sử dụng. Thửa đất liền kề không cùng mục đích sử dụng có hợp thửa được không? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
MỤC LỤC
Thế nào là hợp thửa đất?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định như sau:
- Thửa đất là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa. Hoặc được mô tả trên hồ sơ. Thửa đất được xác định theo phạm vi quản lý, sử dụng của một người sử dụng đất. Hoặc của một nhóm người cùng sử dụng đất hoặc của một người được Nhà nước giao quản lý đất. Có cùng mục đích sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai.
- Hợp thửa đất là trường hợp gộp các quyền sử dụng đối với các thửa đất liền kề. Của một chủ sử hữu lại thành một quyền sử dụng đất chung cho các thửa đất. Hay, hợp thửa là đăng ký một quyền sử dụng đất mới tương ứng với thửa đất mới được tạo thành từ các thửa đất liền kề cùng chủ ban đầu.
Thửa đất liền kề không cùng mục đích sử dụng có hợp thửa được không?
Theo quy định tại khoản 2.3 Điều 8 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT quy định về bản đồ địa chính như sau:
Đối tượng thửa đất
- Thửa đất được xác định theo phạm vi quản lý, sử dụng của một người sử dụng đất. Hoặc của một nhóm người cùng sử dụng đất hoặc của một người được nhà nước giao quản lý đất. Có cùng mục đích sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai;
- Đỉnh thửa đất là các điểm gấp khúc trên đường ranh giới thửa đất. Đối với các đoạn cong trên đường ranh giới, đỉnh thửa đất trên thực địa được xác định đảm bảo khoảng cách từ cạnh, nối hai điểm chi tiết liên tiếp đến đỉnh cong tương ứng không lớn hơn 0,2 mm theo tỷ lệ bản đồ cần lập;
- Cạnh thửa đất trên bản đồ được xác định bằng đoạn thẳng nối giữa hai đỉnh liên tiếp của thửa đất;
- Ranh giới thửa đất là đường gấp khúc tạo bởi các cạnh thửa nối liền. Bao khép kín phần diện tích thuộc thửa đất đó;
-
Trường hợp đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở thì ranh, giới thửa đất được xác định là đường bao của toàn bộ diện tích đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở đó;
- Đối với ruộng bậc thang thì ranh giới thửa đất được xác định là đường bao ngoài cùng. Bao gồm các bậc thang liền kề có cùng mục đích sử dụng đất, thuộc phạm vi sử dụng của một người sử dụng đất. Hoặc một nhóm người cùng sử dụng đất. (không phân biệt theo các đường bờ chia cắt bậc thang bên trong khu đất tại thực địa);
- Trường hợp ranh giới thửa đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng là bờ thửa, đường rãnh nước dùng chung không thuộc thửa đất có độ rộng dưới 0,5m. Thì ranh giới thửa đất được xác định theo đường tâm của đường bờ thửa, đường rãnh nước. Trường hợp độ rộng đường bờ thửa, đường rãnh nước bằng hoặc lớn hơn 0,5m. Thì ranh giới thửa đất được xác định theo mép của đường bờ thửa, đường rãnh nước.
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành các thửa đất liền kề không cùng mục đích sử dụng thì không đủ điều kiện để hợp thửa. Trường hợp các thửa đất liền kề không cùng mục đích sử dụng. Mà muốn hợp thửa thì phải chuyển mục đích sử dụng đất về cùng một loại đất.
Điều kiện hợp thửa đất gồm hiện nay
Để thực hiện hợp thửa đất phải đáp ứng những điều kiện chung về hợp thửa như sau:
- Thửa đất đã được cấp một trong các loại giấy tờ. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, nhà ở.
- Các thửa đất phải liền kề nhau. Thửa đất là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ. Theo đó khi hợp hai thửa đất thành một thửa thì thửa đất hình thành sau khi hợp phải được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ. Mà muốn phần diện tích thửa đất hình thành sau khi hợp thửa được giới hạn bằng ranh giới xác định. Thì các thửa đất muốn hợp thửa phải liền kề nhau.
- Các thửa đất phải có cùng mục đích sử dụng. Theo quy định tại thông tư 25/2014/TT-BTNMT: Thửa đất được xác định theo phạm vi quản lý, sử dụng của một người sử dụng đất. Hoặc của một nhóm người cùng sử dụng đất hoặc của một người được nhà nước giao quản lý đất. Có cùng mục đích sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai. Mục đích sử dụng đất trên toàn diện tích thửa đất phải giống nhau.
Như vậy, thửa đất hình thành từ việc hợp thửa cũng phải có mục đích sử dụng đất giống nhau trên toàn diện tích thửa đất. Trường hợp các thửa đất liền kề không cùng mục đích sử dụng. Mà muốn hợp thửa thì phải chuyển mục đích sử dụng đất về cùng một loại đất.
- Điều kiện hợp thửa đất thứ ba. Phần diện tích thửa đất sau khi hợp lại không được vượt hạn mức theo quy định. Nếu ngoài hạn mức, người sử dụng đất sẽ bị hạn chế quyền lợi hoặc không được áp dụng các chế độ miễn giảm về đất đai theo quy định.
- Thửa đất không có tranh chấp, quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án và trong thời hạn sử dụng đất.
- Diện tích thửa đất hợp thửa thuộc trường hợp chưa có thông báo thu hồi đất hoặc chưa có quyết định thu hồi đất.
- Nộp hồ sơ đề nghị hợp thửa đất khi đáp ứng các điều kiện hợp thửa tại cơ quan nhà nước về đăng ký đất đai có thẩm quyền
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng. Và điều kiện cụ thể tại địa phương để quy định cụ thể điều kiện tách thửa đất, điều kiện hợp thửa đất theo từng loại đất. Và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất.
Thủ tục hợp thửa đất được thực hiện như thế nào?
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ đề nghị hợp thửa đất gồm:
- Đơn đề nghị hợp thửa theo Mẫu số 11/ĐK;
- Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp (Bản gốc Sổ đỏ).
- Ngoài ra, cần mang chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân để xuất trình khi có yêu cầu. Trường hợp có thay đổi số giấy chứng minh nhân dân, số thẻ căn cước công dân, địa chỉ trên
Giấy chứng nhận đã cấp thì người sử dụng đất nộp thêm các giấy tờ sau:
- Bản sao chứng minh nhân dân mới hoặc căn cước công dân mới hoặc sổ hộ khẩu;
- Giấy tờ khác chứng minh thay đổi nhân thân đối với trường hợp thay đổi thông tin của người có tên trên Giấy chứng nhận.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện, nơi đã tổ chức Bộ phận một cửa thì nộp tại Bộ phận một cửa.
Địa phương chưa có Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Bộ phận một cửa thì nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường.
Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
Bước 3. Tiếp nhận hồ sơ
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ ghi đầy đủ thông tin vào sổ tiếp nhận hồ sơ, trao Phiếu tiếp nhận cho người nộp hồ sơ.
Bước 4. Giải quyết
Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau:
- Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;
- Lập hồ sơ trình UBND cấp huyện cấp Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới hợp thửa;
- Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.
Bước 5. Trao kết quả
Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai trao Giấy chứng nhận cho người được cấp. Hoặc gửi UBND cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày có kết quả giải quyết.
Xem thêm: Thế nào là tranh chấp đất đai? Có bao nhiêu loại tranh chấp đất đai
Khuyến nghị của Công ty TNHH Luật Hải Việt:
Bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Quý vị bạn đọc có thắc mắc, cần tư vấn vui lòng liên hệ qua hotline: 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com