Hiện nay, nguyên tắc một vợ một chồng được xem là nguyên tắc hàng đầu trong chế độ hôn nhân. Vậy nên, những hành vi ngoại tình, xâm phạm đến chế độ một vợ, một chồng đều có thể bị xử lý hình sự. Liệu rằng ngoại tình với người cùng giới có vi phạm pháp luật hay không? Tội vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng như nào? Hãy cùng Luật Hải Việt tìm hiểu bài viết dưới đây.
MỤC LỤC
Chế độ hôn nhân gia đình được hiểu như thế nào?
Khoản 3 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
Chế độ hôn nhân và gia đình là toàn bộ những quy định của pháp luật về kết hôn, ly hôn. Quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình. Từ việc cấp dưỡng; xác định cha, mẹ, con; quan hệ hôn nhân. Và gia đình có yếu tố nước ngoài và những vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.
Trong đó, Điều 2 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định những nguyên tắc cơ bản như sau:
- Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
- Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo. Giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo. Giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài. Được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
- Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau. Không phân biệt đối xử giữa các con.
- Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình. Giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ. Thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
- Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình.
Hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng
Một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình . Chính là “Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng”.
Để bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình, một trong những hành vi bị pháp luật nghiêm cấm được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 của Luật này. Là “người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ”.
Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng mà đã có gia đình sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.
Cấu thành tội vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng
Theo Điều 182 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng được cấu thành tội phạm như sau:
Khách thể của tội phạm
Tội phạm xâm phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng.
Mặt khách quan của tội phạm
Mặt khách quan của tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng thể hiện ở hành vi. Mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác. Hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn. Hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ.
- Người đang có vợ hoặc có chồng là người đã kết hôn theo đúng quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình. Và chưa chấm dứt quan hệ vợ chồng.
- Người chưa có vợ, có chồng là người chưa kết hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình. Hoặc đã từng kết hôn nhưng đã chấm dứt quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật.
Hành vi của người đang có vợ hoặc có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác là hành vi của người đang có vợ hoặc có chồng mà tổ chức cuộc sống chung. Và coi nhau là vợ chồng với người khác (người đã có chồng hoặc có vợ hoặc chưa có chồng, có vợ).
Tuy nhiên, hành vi vi phạm chế độ một vợ, một chồng chỉ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này. Khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Hành vi vi phạm chế độ một vợ, một chồng gây hậu quả nghiêm trọng. Hậu quả nghiêm trọng có thể là làm cho gia đình của một hoặc cả hai bên tan vỡ dẫn đến ly hôn, vợ hoặc chồng, con vì thế mà tự sát
- Người vi phạm chế độ một vợ, một chồng đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
Bị coi là đã bị xử phạt vi phạm hành chính là hành vi vi phạm chế độ một vợ, một chồng mà còn vi phạm. Nếu trước đó đã bị người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm chế độ một vợ, một chồng. Nhưng chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính. Mà còn thực hiện hành vi vi phạm chế độ một vợ, một chồng.
Mặt chủ quan của tội phạm
Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình nhưng vẫn thực hiện hành vi đó.
Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm là người đủ 16 tuổi trở lên. Có năng lực trách nhiệm hình sự. Người phạm tội có thể là người đang có vợ, có chồng hoặc chưa có vợ, có chồng.
Xử lý vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng như thế nào?
Ngoại tình với người đã có gia đình với mức xử phạt hành chính
Theo quy định tại khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác. Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
- Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
- Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ.
Như vậy, hành vi ngoại tình với người đã có gia đình có thể bị phạt hành chính đến 5 triệu đồng.
Ngoại tình với người đã có gia đình có thể bị xử lý hình sự
Tùy theo mức độ nghiêm trọng của vấn đề mà hành vi này còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cụ thể, người có hành vi ngoại tình với người đã có gia đình. Có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng. Theo Điều 182 Bộ luật Hình sự với mức hình phạt cao nhất lên đến 03 năm tù. Cụ thể:
Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn. Hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ. Chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ. Thuộc một trong các trường hợp sau đây. Thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm. Hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
- Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
- Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
- Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn. Hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng. Trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.
Khuyến nghị của Công ty TNHH Luật Hải Việt:
Bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Quý vị bạn đọc có thắc mắc, cần tư vấn vui lòng liên hệ qua hotline: 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com
Pingback: Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết ly hôn - Công ty TNHH Luật Hải Việt
Pingback: Các lưu ý để giành quyền nuôi con - Công ty TNHH Luật Hải Việt