Sổ đỏ Sổ hồng là gì? Những điều cần biết về Sổ đỏ, Sổ hồng

Sổ đỏ Sổ hồng là gì? Những điều cần biết về Sổ đỏ, Sổ hồng

Trong cuộc sống hàng ngày, hai khái niệm “Sổ đỏ” và “Sổ hồng” thường được nhắc đến liên quan đến quyền sở hữu và quyền sử dụng đất đai; Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ sự khác biệt giữa chúng và tầm quan trọng của từng loại tài liệu này trong việc thể hiện quyền liên quan đến mảnh đất. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu nội dung Sổ đỏ Sổ hồng là gì? Những điều cần biết về Sổ đỏ, Sổ hồng.

Sổ đỏ Sổ hồng là gì? Những điều cần biết về Sổ đỏ, Sổ hồng
Sổ đỏ Sổ hồng là gì? Những điều cần biết về Sổ đỏ, Sổ hồng

Sổ đỏ Sổ hồng là gì?

Tại pháp luật Việt Nam, không có quy định nào về hai định nghĩa “Sổ đỏ” “Sổ hồng”. Tuy nhiên, dựa trên thực thế có thể biết được đây là hai tên thường gọi thay cho thuật ngữ pháp lý. Vì hai tên này dễ nhớ và dễ phân biệt.

Sổ đỏ còn có tên khác là “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”. Giấy này được cấp bởi Bộ Tài Nguyên và Môi trường. Giấy được ban hành trước ngày 10/12/2009. Sở dĩ có tên là sổ đỏ vì đặc điểm dễ nhận biết nhất chính là giấy có màu đỏ. Giấy được cấp được cấp từ 10/8/2005 đến trước 10/12/2009.

Tương tự như sổ đỏ, sổ hồng có tên gọi khác là “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở” trong đô thị/ thị trấn/ nội thành/ nội thị xã. Giấy này được cấp bởi Bộ xây dựng.

Tuy hai tên gọi “sổ đỏ” “sổ hồng” rất dễ nhớ và dễ gọi. Nhưng hai tên này hoàn toàn không được dùng trong các quy định luật. Và chúng hoàn toàn có có giá trị pháp lý.

Tuy nhiên, bài viết này chúng tôi sẽ sử dụng tên gọi này nhằm giúp bạn đọc dễ hình dung hơn.

Xem thêm: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Sổ đỏ hay Sổ hồng có giá trị hơn?

Cả sổ hồng và sổ đỏ đều mang giá trị pháp lý quan trọng. Chúng chứa đựng thông tin về quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở, cùng với các tài sản khác kết nối với đất. Tuy nhiên, “sổ” chỉ là một tài liệu ghi chép về quyền liên quan đến đất, trong khi giá trị thực sự của sổ đỏ và sổ hồng không tồn tại riêng biệt.

Về mặt giá trị thực tế, sự định giá của sổ đỏ và sổ hồng được xác định dựa trên giá trị thực tế của tài sản, bao gồm thửa đất, công trình nhà ở, và những tài sản khác gắn liền với mảnh đất. Theo quy định trong Nghị định 88/2009/NĐ-CP, cả hai loại tài liệu này đã được hợp nhất thành một loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, và quyền sở hữu tài sản khác kết nối với đất, được ban hành bởi Bộ Tài nguyên và Môi trường. Luật Đất đai 2013 đã quy định rõ ràng rằng loại giấy chứng nhận này sẽ được cấp cho cá nhân hoặc tổ chức có quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất, dựa trên một mẫu chung trên toàn quốc.

Tuy nhiên, những Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, cũng như Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở được cấp trước ngày 10/12/2009 và vẫn còn hiệu lực, sẽ không bị chuyển sang loại giấy mới. 

Sổ đỏ có cần đổi sang Sổ hồng không?

Căn cứ Khoản 2 Điều 97 Luật đất đai 2013. Quy định cụ thể về vấn đề này như sau:

Điều 97. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 vẫn có giá trị pháp lý và không phải đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”

Như vậy theo quy định này. Không bắt buộc phải đổi từ sổ đỏ sang sổ hồng. Tuy nhiên nếu có nhu cầu, người sở hữu Quyền sử dụng đất vẫn có thể thực hiện các thủ tục cấp đổi sổ đỏ sang sổ hồng theo quy định pháp luật.

Sổ đỏ Sổ hồng là gì? Những điều cần biết về Sổ đỏ, Sổ hồng
Sổ đỏ Sổ hồng là gì? Những điều cần biết về Sổ đỏ, Sổ hồng

Điều kiện để được cấp Sổ đỏ

Các trường hợp được nhà nước cấp sổ đỏ được quy định như sau:

  • Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện được cấp sổ đỏ. Theo quy định trong các Điều 100, 101 và Điều 102 Luật Đất đai 2013;

  • Đất được Nhà nước giao, cho thuê tính từ sau ngày 01/7/2014;

  • Người được chuyển đổi, nhận thừa kế, chuyển nhượng. Hoặc được cho tặng quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất; nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ;

  • Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất;

  • Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành công khi tranh chấp đất đai; theo bản án, quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định giải quyết khiếu nại, tranh chấp, tố cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đất đai hoặc quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành;

  • Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, Cụm công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao hoặc Khu kinh tế;

  • Người mua nhà và tài sản khác gắn với đất;

  • Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở. Người mua nhà thuộc sở hữu của nhà nước;

  • Người sử dụng đất tách, hợp thửa. Nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, các tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có;

  • Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.

Xem thêm: Những loại đất được cấp sổ đỏ

Khuyến nghị của Công ty TNHH Luật Hải Việt:

Bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Quý vị bạn đọc có thắc mắc, cần tư vấn vui lòng liên hệ qua hotline: 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *