Nghĩa vụ cấp dưỡng trong Luật Hôn nhân Gia đình

Cấp dưỡng là việc một người đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không chung sống với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó chưa thành niên hoặc đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, là người gặp khó khăn, túng thiếu.

Khái niệm

Cấp dưỡng là việc 01 người đóng góp tiền, tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, là người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, là người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Cấp dưỡng còn là biện pháp chế tài đối với người có hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng.

 

Đặc điểm của quan hệ cấp dưỡng

– Tính tương hỗ (có đi có lại) nhưng không có tính chất tuyệt đối, đồng thời. Nghĩa là có thể phát sinh nghĩa vụ cha mẹ với con cái nhưng có thể không phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng con với cha mẹ. 

– Không thể thay thế bằng nghĩ vụ khác. Khi người chưa thành niên hoặc người đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình cần được cấp dưỡng thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải chu cấp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu, nhằm đảm bảo cuộc sống của họ. Do vậy, nghĩa vụ cấp dưỡng không thể được thay thế bằng nghĩa vụ khác.

– Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể chuyển giao cho người khác. Nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ phát sinh giữa các chủ thể của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình, là nghĩa vụ về tài sản gắn liền với nhân thân mỗi chủ thể mà không thể chuyển giao cho người khác. Phải tự mình thực hiện, quyền yêu cầu cấp dưỡng không thể chuyển cho người khác. 

– Tính không hoàn lại. Người được cấp dưỡng thoát khỏi cảnh túng thiếu, khó khăn thì không phải hoàn trả lại tiền cho bên cấp dưỡng. 

Điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng

Người được cấp dưỡng và người có nghĩa vụ cấp dưỡng có quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng.

Người được cấp dưỡng và người có nghĩa vụ cấp dưỡng không cùng sống chung với nhau hoặc người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh thực hiện nghĩa vụ thì buộc phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

Người được cấp dưỡng là người chưa thành niên hoặc là người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, là người gặp khó khăn, túng thiếu.

Người có nghĩa vụ cấp dưỡng là người đã thành niên, có tài sản để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

Mức cấp dưỡng

Pháp luật hiện hành không quy định mức cấp dưỡng cụ thể là bao nhiêu mà tạo điều kiện cho các bên tự thỏa thuận dựa vào điều kiện, thu nhập của người cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Thông thường thực tế Toà án thường ấn định mức cấp dưỡng dao động 15-30% mức thu nhập của người cấp dưỡng. Nếu không thể thỏa thuận được với nhau thì Tòa án sẽ quyết định mức cấp dưỡng. 

Trên đây là bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Lut Hi Vit thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Quý vị bạn đọc có thắc mắc, cần tư vấn vui lòng liên hệ qua: Hotline: 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *