Một số rủi ro khi bị đăng ký nhãn hiệu trước

dịch vụ đăng ký nhãn hiệu - Luật Hải Việt

Có rất nhiều doanh nghiệp bị chủ thể khác đăng ký nhãn hiệu trước do vô tình hoặc cố ý. Do đó, doanh nghiệp bị ảnh hưởng và gặp rủi ro như mất quyền sở hữu nhãn hiệu. Từ đó, doanh nghiệp bị  giảm uy tín trong kinh doanh, nguy cơ vướng vào các tranh chấp.

Một số rủi ro khi bị đăng ký nhãn hiệu trước
Một số rủi ro khi bị đăng ký nhãn hiệu trước – Công ty TNHH Luật Hải Việt

Nguyên tắc ai đăng ký trước sẽ được bảo hộ trước

Theo quy định tại điều 90 Luật SHTT, nhãn hiệu đăng ký tại Việt Nam được bảo hộ theo nguyên tắc nộp đơn đầu tiên . Theo nguyên tắc này, người nộp đơn đăng ký sớm nhất sẽ được pháp luật bảo hộ thay vì bảo hộ cho người đầu tiên sử dụng nhãn hiệu.

Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký bảo hộ nộp cùng ngày và cùng đáp ứng điều kiện, thì chỉ có 1 đơn được cấp văn bằng bảo hộ. Đơn đăng ký này là đơn đã thông qua thỏa thuận của tất cả các chủ đơn. Nếu thỏa thuận không thành thì tất cả các đơn đăng ký đó sẽ bị Cục sở hữu trí tuệ từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

Tác động tiêu cực khi bị chủ thể khác nộp đơn đăng ký trước

Trường hợp có nhiều đơn đăng ký bảo hộ thường xuyên xảy ra. Đây có thể là do trùng hợp ngẫu nhiên hoặc là hành vi cạnh tranh không lành mạnh từ đối thủ để trục lợi. Đã có nhiều cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp chưa đi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu do chủ quan. Bao công sức và tài sản họ đầu tư vào việc xây dựng và quảng bá thương hiệu đã bị ảnh hưởng. Sự chậm trễ trong việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ kéo theo nhiều rủi ro cho doanh nghiệp.

Bốn vấn đề lớn nhất mà doanh nghiệp sẽ gặp phải đó là mất quyền sở hữu nhãn hiệu, không có cơ sở pháp lý trong các hoạt động kinh doanh, giảm uy tín trong kinh doanh, và nguy cơ vướng vào các tranh chấp pháp lý.

Mất quyền sở hữu nhãn hiệu

Nhãn hiệu được coi là tài sản vô hình có giá trị rất lớn đối với doanh nghiệp. Nó là một hình thức hiệu quả để quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp tới người tiêu dùng, giúp khách hàng dễ dàng nhận biết được sản phẩm của doanh nghiệp của mình. Đặc biệt, những nhãn hiệu đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng và có chỗ đứng nhất định trên thị trường đề rất cần thiết để đăng ký bảo hộ. Chính vì vậy, sẽ là một sự mất mát và tổn thất lớn nếu như doanh nghiệp bị chủ thể khác đăng ký trước.

Không có cơ sở pháp lý cần thiết để thực hiện một số hoạt động doanh nghiệp

Để có thể thực hiện các thủ tục như mở cửa hàng chính hãng trên sàn thương mại điện tử, lưu thông hàng hóa, ký hợp đồng thuê quảng cáo, … thì văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là một trong những giấy tờ cần thiết. Nếu không có văn bằng bảo hộ, doanh nghiệp sẽ bị mất đi nhiều cơ hội và bị giới hạn nhiều quyền lợi.

Giảm uy tín trong hoạt động kinh doanh

Doanh nghiệp sẽ khó ngăn chăn cũng như kiểm soát các sản phẩm cùng loại với nhãn hiệu tương tự trên thị trường nếu nhãn hiệu của doanh nghiệp đó chưa được đăng ký. Khách hàng có thể nhầm lẫn trong tiêu dùng giữa các nhãn hiệu. Chất lượng hàng hóa giữa các doanh nghiệp khác nhau là khác nhau. Do đó, trong trường hợp các sản phẩm đó có chất lượng kém, nó có thể ảnh hưởng xấu đến uy tín của doanh nghiệp.

Nguy cơ vướng vào các tranh chấp pháp lý

Khi nhãn hiệu của doanh nghiệp đã được chủ thể khác đăng ký trước, mà doanh nghiệp vẫn tiếp tục dùng nhãn hiệu đó thì hành động này được xem là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Do đó, bất cứ lúc nào doanh nghiệp cũng có thể bị xử phạt và buộc phải chấm dứt việc sử dụng nhãn hiệu đó, thậm chí doanh nghiệp có thể gặp rắc rối khi bị kiện tụng pháp lý.

Trên đây là bài viết tham khảo của chúng tôi về vấn đề trên. Nếu còn thắc mắc về các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ, độc giả vui lòng kết nối với chúng tôi quan tổng đài: 0943.812.889 để được hỗ trợ, giải đáp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *