Bảo vệ quyền lợi của người lao động

Trong cuộc sống những người lao động luôn ở vị trí yếu thế hơn. Do đó; muốn tạo ra quan hệ lao động được bình đẳng hơn thì pháp luật lao động đã có những quy định để bảo vệ người lao động. Qua đó hạn chế sự lạm quyền của người sử dụng lao động. Hãy cùng tìm hiểu về những quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động qua bài viết dưới đây nhé!

Bảo vệ việc làm cho người lao động

Bảo vệ người lao động  trước hết là phải giải quyết và bảo vệ việc làm cho họ. Chính vì vậy; pháp luật lao động có những quy định nền tảng về quyền có việc làm cho người lao động tại Điểm a Khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động năm 2019 và Luật doanh nghiệp 2020 quy định người lao động có quyền: “Làm việc; tự do lựa chọn việc làm; nghề nghiệp; học nghề; nâng cao trình độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử”.

Pháp luật cũng công nhận trách nhiệm của Nhà nước về việc giải quyết việc làm cho người lao động. Theo đó: “Nhà nước; người sử dụng lao động và xã hội có trách nhiệm tham gia giải quyết việc làm; bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm” ( theo Khoản 2 Điều 9 Bộ luật Lao động năm 2019).

Bên cạnh đó thì nguyên tắc bảo vệ việc làm cho người lao động còn được thể hiện ở quy định như: Việc tạm hoãn hay chấm dứt hợp đồng lao động trong một số trường hợp chỉ được thực hiện khi đủ điều kiện phù hợp với các quy định của pháp luật lao động.

 

Bảo vệ quyền được trả lương theo thỏa thuận 

Tiền lương có ý nghĩa rất lớn với người lao động. Vì vậy;bảo vệ tiền lương cho người lao động là nội dung quan trọng trong nguyên tắc bảo vệ người lao động của luật lao động. Theo Khoản 3 Điều 90 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định: “Người sử dụng lao động phải đảm bảo trả lương bình đẳng; không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau”.

Pháp luật lao động có quy định: “Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 1 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương” ( theo Điều 96 Bộ luật Lao động năm 2019).

Pháp luật lao động cũng quy định mức bồi thường; trả lương; trả trợ cấp bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế cho người lao động trong những trường hợp làm việc do rủi ro khách quan hoặc do lỗi của người sử dụng lao động. Ví dụ như bị ngừng việc; gặp vấn đề phải điều trị hoặc bị chấm dứt hợp đồng trái pháp luật…

Bảo vệ quyền được hoạt động Công đoàn

Theo điểm c Khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động; người lao động có quyền: “Thành lập; gia nhập; hoạt động công đoàn; tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật…”.

Khi pháp luật đã ghi nhận quyền được hoạt động Công đoàn của người lao động; thì pháp luật cũng có những quy định để bảo đảm quyền này của người lao động. Nghiêm cấm các hành vi của người sử dụng lao động cản trở cho việc hoạt động Công đoàn của người lao động (theo Điều 190 Bộ luật Lao động năm 2019).

Bảo vệ các quyền nhân thân của người lao động

Với tinh thần bảo vệ người lao động một cách toàn diện thì các quyền nhân thân gắn với lĩnh vực lao động là đối tượng quan trọng cần được pháp luật lao động coi trọng bảo vệ.

Việc sử dụng lao động phải đảm bảo thời gian làm việc; nghỉ ngơi không vượt quá mức luật quy định. Người sử dụng lao động phải rút ngắn thời gian làm việc cho các đối tượng: Lao động tàn tật; vị thành niên; nữ mang thai; người làm những công việc nặng nhọc; độc hại để bảo đảm sức khỏe cho họ. Bên cạnh đó còn có quy định về quyền lợi của người lao động nữ khi sinh con

Nghiêm cấm người sử dụng lao động xúc phạm bằng bất cứ hình thức nào. Việc phân biệt đối xử; trả thù hay trù dập người lao động vì bất cứ lý do gì đều vi phạm pháp luật.

Khuyến nghị của Công ty TNHH Luật Hải Việt:

Bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Quý vị bạn đọc có thắc mắc, cần tư vấn vui lòng liên hệ qua hotline: 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *