Đơn phương ly hôn có được chia tài sản chung

Khi một bên vợ hoặc chồng muốn ly hôn mà người còn lại không đồng ý.  Lúc đó người muốn ly hôn sẽ như thế nào? Đơn phương ly hôn có được chia tài sản chung không? Quy định pháp luật khi đơn phương ly hôn. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu.

Đơn phương ly hôn có được chia tài sản chung không?

Theo quy định tại Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014:

  • Nếu trước khi đăng ký kết hôn. Vợ chồng cùng nhau lập một thỏa thuận về chế độ tài sản trong thời kỳ hôn nhân. Thì khi tiến hành ly hôn việc chia tài sản của vợ chồng sẽ được áp dụng theo thỏa thuận đó. Trường hợp thỏa thuận không đầy đủ. Rõ ràng thì áp dụng các quy định tương ứng của luật định để chia.
  • Nếu trước khi kết hôn hai vợ chồng không lập bất kỳ một thỏa thuận nào. Chế độ tài sản vợ chồng thì khi ly hôn vợ, chồng có quyền thỏa thuận với nhau việc phân chia tài sản. Nếu không thỏa thuận được vợ,chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết chia tài sản.

Cách chia tài sản khi đơn phương ly hôn như sau:

Chia tài sản theo sự thỏa thuận

Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản sẽ ưu tiên. Căn cứ trên cơ sở thỏa thuận của các bên. Pháp luật tôn trọng quyền tự định đoạt tài sản của vợ chồng. Và cho phép vợ chồng tự thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng.

Tuy nhiên, những vấn đề mà vợ chồng thỏa thuận được với nhau về việc phân chia tài sản. Thì được Tòa án công nhận sự thỏa thuận đó và ghi vào bản án.

Chia tài sản theo quy định của pháp luật

Khi các bên yêu cầu Tòa án giải quyết việc phân chia tài sản như sau:

Thứ nhất, tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng tính đến các yếu tố:

  • Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
  • Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì. Và phát triển khối tài sản chung.
  • Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
  • Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh. Và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
  • Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Thứ hai, tài sản chung vợ chồng được chia bằng hiện vật.  Nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị. Bên nào nhận được tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng. Thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

Thứ ba, tài sản riêng của vợ chồng thuộc quyền sở hữu của người đó. Trừ trường hợp tài sản riêng đã được nhập vào tài sản chung. Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn tài sản riêng vào tài sản chung mà vợ chồng có yêu cầu về chia tài sản. Thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó.

Thứ tư, trong quá trình phân chia tài sản Tòa án sẽ xem xét việc Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự. Hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Xem thêm: Con có được chia tài sản khi cha mẹ ly hôn?

Thủ tục đơn phương ly hôn khi không biết nơi ở hiện tại của vợ ?

Trong trường hợp đơn phương ly hôn. Nhưng không biết nơi ở hiện tại của vợ thì xác định theo cách sau:

  • Khi không xác định được nơi bị đơn cư trú thì có thể liên hệ. Và nộp hồ sơ tại Tòa án nơi người này làm việc;
  • Nếu không biết cả nơi cư trú và nơi làm việc. Thì có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc cuối cùng. Hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;
  • Nếu do bị đơn mất tích mà không xác định được nơi cư trú thì bắt buộc phải yêu cầu Tòa án tuyên bố người này mất tích. Bởi căn cứ vào khoản 2 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

Nộp đơn đơn phương ly hôn ở đâu ?

Theo Điều 53 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về thụ lý đơn yêu cầu ly hôn như sau:

  • Tòa án thụ lý đơn yêu cầu ly hôn. Theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
  • Trong trường hợp không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn. Thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng. Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này. Nếu có yêu cầu về con và tài sản thì giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.

Theo điểm a, khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định như sau:

Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này.

Như vậy, khi muốn nộp đơn yêu cầu ly hôn, sẽ do toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết.

Thay đổi đơn phương ly hôn thành thuận tình ly hôn?

Trong trường hợp nộp đơn đơn phương ly hôn, tuy nhiên trong quá trình chờ Toà án giải quyết, hai bạn quyết định thuận tình ly hôn. Thì có thể làm lại đơn ly hôn thuận tình theo hồ sơ sau:

  • Đơn yêu cầu tòa án công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn (theo mẫu/mẫu của Tòa án);
  • Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
  • Sổ hộ khẩu, Chứng minh nhân dân của vợ/chồng (bản sao chứng thực);
  • Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực);
  • Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất (sổ đỏ); Đăng ký xe; sổ tiết kiệm… (bản sao chứng thực).

Xem thêm: Tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Khuyến nghị của Công ty TNHH Luật Hải Việt:

Bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Quý vị bạn đọc có thắc mắc, cần tư vấn vui lòng liên hệ qua hotline: 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *