Những nội dung cơ bản về thỏa thuận tài sản của vợ chồng

Kết hôn là sự kiện pháp lý tạo ra quan hệ hôn nhân và gia đình. Như một sự tất yếu, sau khi kết hôn vợ chồng sống chung và thực hiện quan hệ tài sản nhằm đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của gia đình. Tuy nhiên, pháp luật quy định vợ chồng có quyền thỏa thuận chế độ tài sản của mình trước khi kết hôn. Như vậy, việc thỏa thuận chế độ tài sản được thực hiện như nào, phạm vi thỏa thuận tới đâu?

Khái niệm chế độ tài sản của vợ chồng 

Chế độ tài sản vợ chồng là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng, bao gồm các quy định về căn cứ xác lập tài sản, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng; nguyên tắc phân chia tài sản giữa vợ chồng. Việc quy định chế độ tài sản vợ chồng ở các quốc gia là khác nhau tùy thuộc vào chế độ kinh tế, xã hội cũng như tập quán, thuần phong, mỹ tục. Pháp luật Hôn nhân và Gia đình thường quy định hai chế độ tài sản vợ chồng: Một là theo pháp luật, hai là theo thỏa thuận.

Chế độ tài sản theo pháp luật là việc pháp luật đề ra các hình thức xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với khối tài sản của họ.

Chế độ tài sản theo thỏa thuận là việc vợ chồng tự thỏa thuận và thỏa thuận cùng với nhau về việc xác lập và thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với tài sản của họ. Vợ chồng có thể lựa chọn một trong các chế độ tài sản do pháp luật quy định hoặc tự thiết lập một chế độ riêng với điều kiện không trái với quy định của pháp luật. Có rất nhiều cách gọi khác nhau về thỏa thuận của vợ chồng liên quan đến tài sản như: hôn ước, hợp đồng tiền hôn nhân hay thỏa thuận tài sản của vợ chồng …

Ảnh minh họa 

Nội dung cơ bản của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng

Căn cứ Điều 48 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì Nội dung cơ bản của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng được quy định như sau:

“1. Nội dung cơ bản của thỏa thuận về chế độ tài sản bao gồm:

  • Tài sản được xác định là tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng;
  • Quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng và giao dịch có liên quan; tài sản để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình;
  • Điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản
  • Nội dung khác có liên quan.

Thứ nhất: Tài sản được xác định là tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng. Như vậy ta thấy đây phải là tài sản thuộc sở hữu và sử dụng hợp pháp của các bên tham gia giao dịch và có thể là tài sản riêng của vợ, tài sản riêng của chồng hoặc là tài sản chung của vợ chồng.

Thứ hai: Quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng và giao dịch có liên quan; tài sản để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình. Theo đó cần xác định rõ tài sản chung, tài sản riêng, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng liên quan đến tài sản này, các điều kiện, các hạn chế và quyền liên quan khác.

Thứ ba:  Điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản. Không chỉ là chọn chế độ tài sản, phân định tài sản chung và riêng mà cả Điều kiện phân chia tài sản, Thu tục phân chia tài ản, nguyên tắc phân chia tài sản.

Thứ tư: Nội dung khác có liên quan, đó là các vấn đề về điều kiện, về phân định tài sản trong những điều kiện nhất định hoặc hoa lợi lợi tức hoặc những hạn chế, giới hạn của pháp luật về việc thỏa thuận.

Thư năm: Khi thực hiện chế độ tài sản theo thỏa thuận mà phát sinh những vấn đề chưa được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì áp dụng quy định tại các điều 29, 30, 31 và 32 của Luật Hôn nhân và Gia đình và quy định tương ứng của chế độ tài sản theo luật định.

Lưu Ý của Công Ty TNHH Luật Hải Việt

Trên đây là bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục. Quý vị bạn đọc có thắc mắc, cần tư vấn vui lòng liên hệ qua Hotline: 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *