Tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện

Cưỡng ép kết hôn, được hiểu là hành vi dùng thủ đoạn hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải. Hoặc bằng thủ đoạn khác để buộc người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ. Tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn. hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trợ ly hôn tự nguyện? Và cần lưu ý những điều gì? Hãy cùng Luật Hải Việt tìm hiểu bài viết dưới đây.

Thế nào là tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện?

Căn cứ Điều 181 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn. Hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện như sau:

“Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ. Hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải. Hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm. Thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.”

Cưỡng ép kết hôn, được hiểu là hành vi dùng thủ đoạn hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải. Hoặc bằng thủ đoạn khác để buộc người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ.

Cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ, được hiểu là hành vi dùng thủ đoạn hành hạ. Hay ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải. Hoặc bằng thủ đoạn khác để người khác không thể kết hôn được. Hoặc không thể duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện tiến bộ.

Xem thêm: Khái niệm về hôn nhân? Đặc điểm của hôn nhân theo luật quy định

Cấu thành tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện

Căn cứ Điều 181 Bộ luật Hình sự 2015 thì các yêu tố cấu thành tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn. Hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện như sau:

Khách thể của tội phạm:

Cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện là hành vi xâm phạm đến quyền kết hôn.  Ly hôn của công dân và chế độ hôn nhân và gia đình.

Như vậy, khách thể của tội phạm là quyền kết hôn, ly hôn quyền tự do cơ bản của công dân, chế độ hôn nhân. Và gia đình cũng như những quy phạm pháp luật điều chỉnh. Về chế độ hôn nhân và gia đình của con người.

Mặt khách quan của tội phạm

Về hành vi thể hiện như sau:

Có hành vi cưỡng ép kết hôn: Đây là hành vi buộc người khác phải kết hôn với người mà họ không muôn kết hôn với người đó. Tức là trái với sự tự nguyện của họ.

Có hành vi cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ. Được thể hiện qua các hành vi cụ thể sau đây:

  • Ngăn cản đôi nam nữ không cho họ kết hôn theo mong muốn của họ. Mặc dù họ đã có đầy đủ các điều kiện kết hôn.
  • Ngăn cản người khác duy trì quan hệ vợ chồng hợp pháp. Nghĩa là làm cho họ phải ly hôn, trái với ý muốn của họ

Thủ đoạn phạm tội được thực hiện bằng các hình thức sau đây:

  • Hành hạ: Là đốì xử tàn ác đối với người bị cưỡng ép kết hôn. Hoặc bị cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ như đánh đập, buộc làm những việc nặng nhọc,… và coi đó là một hình phạt gây đau đớn về thể chất một cách thường xuyên. Làm cho họ bị đau đớn về thể xác hoặc tinh thần.
  • Ngược đãi: Là đối xử tồi tệ về mọi mặt đối với người bị cưỡng ép kết hôn. Hoặc bị cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ. Đối xử tồi tệ được thể hiện qua việc mắng chửi thậm tệ, xỉ vả, làm nhục trước bạn bè… một cách thường xuyên.
  • Uy hiếp tinh thần: Là đe doạ dùng vũ lực xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản. Hoặc đe doạ xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, tước đi những lợi ích thiết thân của người bị cưỡng ép kết hôn. Hay bị cản trở kết hôn hoặc bị cản trở không cho duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện tiến bộ.
  • Yêu sách của cải.Là cố tình thách cưới thật cao so với tục lệ thách cưới thông thường. Nhằm để bên bị thách cưới không thể đáp ứng được, phải từ bỏ việc kết hôn.
  • Những thủ đoạn khác: Ngoài những thủ đoạn đã nêu thì những thủ đoạn khác phải là thủ đoạn được sử dụng với mục đích cưỡng ép kết hôn. Hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ

Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của hai tội phạm nói trên là bất kỳ ngưòi nào có năng lực trách nhiệm hình sự. Thông thường là những người có uy thế trong gia đình như ông, bà, cha, mẹ. Hay anh, chị người nuôi dưỡng của người bị hại. Hoặc người có quyền uy ảnh hưởng lốn đối với người bị hại do đó thường là những ngưòi đã thành niên. Tức từ đủ 18 tuổi trở lên.

Mặt chủ quan của tội phạm

Người phạm tội thực hiện hành vi cưỡng ép kết hôn, ly hôn. Hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ thực hiện hành vi của mình do lỗi cố ý. Tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là cưỡng ép. Hoặc cản trở người khác kết hôn. Trái với sự tự nguyện của họ, thấy trước được hậu quả.Và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra. Đối với tội cưỡng ép hoặc cản trở hôn nhân tự nguyên, tiến bộ người phạm tội bao giờ cũng mong muốn cho hậu quả xảy ra. Mục đích là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. 

Mức phạt đối với người phạm tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện

Điều 181 Bộ luật Hình sự 2015 quy định hình phạt như sau:

Phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm đối với người cưỡng ép người khác kết hôn. Trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn. Hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép. Hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải. Hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

Khuyến nghị của Công ty TNHH Luật Hải Việt:

Bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Quý vị bạn đọc có thắc mắc, cần tư vấn vui lòng liên hệ qua hotline: 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *