Tổng hợp các trường hợp phải xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Tổng hợp các trường hợp phải xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Trong một số dự án đầu tư, nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư tại cơ quan có thẩm quyền. Dưới đây là các trường hợp phải xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới nhất. 

Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật đầu tư 2014, khi thuộc một trong các  trường hợp sau đây thì phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài; Tổ chức kinh tế khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hợp đồng BCC thuộc một trong các trường hợp sau đây: Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh; Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản 1 Điều 23 Luật này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên; Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản 1 Điều 23 Luật này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên.

Các trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Luật đầu tư 2014, khi thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không phải xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước; Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không thuộc trường hợp phải xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thực hiện điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư trong nước khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC. Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế.

Lưu ý về giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Đối với các dự án phải xin quyết định chủ trương của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải thực hiện thủ tục xin quyết định chủ trương trước, sau đó mới thực hiện dự án đầu tư.

Đối với hai trường hợp đầu tiên không phải xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu có nhu cầu thì vẫn được cấp giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật.

LƯU Ý

  1. Bài viết trong lĩnh vực trên được chuyên gia của công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Tại thời điểm viết bài tác giả có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy.
  3. Trường hợp quý độc giả cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Công ty TNHH Luật Hải Việt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *