Tác động của trí tuệ nhân tạo với quyền SHTT

Sự phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo đưa ra nhiều thách thức và tác động đến pháp luật sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên vẫn còn nhiều lời ngỏ cho tác động của trí tuệ nhân tạo với quyền SHTT. Để tìm hiểu rõ hơn về AI qua góc nhìn pháp lý này, mời bạn đọc cùng tìm hiểu bài viết sau.

Tác động của trí tuệ nhân tạo với quyền SHTT
Tác động của trí tuệ nhân tạo với quyền SHTT

Thành tựu và sự phát triển của trí tuệ nhân tạo

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng thể hiện khả năng ấn tượng và đa dạng. Đặc biệt trong việc tương tác và hiểu được con người thông qua một loạt các ứng dụng độc đáo.

Sau đây cùng tìm hiểu về những thành tựu_ bước tiến đáng kinh ngạc của AI trong thời gian qua:

Đọc khẩu ngữ và hiểu ngôn ngữ cơ thể:

  • Kỹ thuật đọc khẩu ngữ cho phép máy móc biết được hội thoại của con người. Bởi việc phân tích chuyển động môi, khuôn mặt và lưỡi.
  • Khi kết hợp thêm ngữ cảnh, ngôn ngữ và tình huống, AI có khả năng giải mã được nội dụng, hàm ý trong cuộc hội thoại.
  • Điều này tạo điều kiện cho giao tiếp trong tình huống không có âm thanh.

Sao chép tranh và tự tạo nên tác phẩm nghệ thuật:

  • Trí tuệ nhân tạo cũng đã có khả năng nghiên cứu chi tiết các đường nét, màu sắc và ánh sáng của các tác phẩm nghệ thuật.
  • AI hoàn toàn có thể sao chép một tác phẩm nghệ thuật thành phiên bản mới. Ví dụ như việc hiện nay đang gây xôn xao, AI đã tạo ra được bức tranh “Nàng Mona Lisa”.
  • Sự kết hợp giữa nghệ thuật và công nghệ đã tạo ra sáng tạo mới mẻ. Điều này trở thành nguồn cảm hứng mới mẻ cho nhiều nghệ sĩ.

Dự đoán từ hình ảnh:

  • Trí tuệ nhân tạo có thể dự đoán thông tin từ hình ảnh một cách chính xác và chi tiết.
  • AI có khả năng nhận biết và phân tích hàng triệu hình ảnh đường phố

Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo đã tạo ra những ứng dụng độc đáo và thú vị trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ nghệ thuật đến công nghệ và giải trí. Tuy nhiên, cùng với những thành tựu đáng kinh ngạc này là các thách thức và vấn đề liên quan đến đạo đức, quyền sở hữu trí tuệ và an ninh mạng.

>> Xem thêm: Đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm mũ nón

Hiện nay, đã có nhiều đất nước quy định về AI. Và hầu như các nước phát triển đều đã đưa ra những điều khoản về AI để phù hợp với xu hướng hiện nay.

Tại Mỹ, luật bảo hộ sáng chế được áp dụng cho sáng chế và phát minh tạo ra bởi tuệ nhân tạo. Nguyên tắc về bản quyền cũng có thể áp dụng cho việc bảo vệ nội dung được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo. Hay Liên minh châu Âu đã đưa ra các quy định về trí tuệ nhân tạo. Điều này được thể hiện tại Chỉ thị về Bản quyền trong Xã hội thông tin và Quyền SHTT liên quan.

Ở nước Châu Á như Trung Quốc đã có một quy định riêng về trí tuệ nhân tạo. Quy định liên quan đến bảo hộ, quản lý và sử dụng trí tuệ nhân tạo. Hay Nhật Bản cũng có quy định về trí tuệ nhân tạo. Điều luật liên quan đến quyền sở hữu và bảo vệ các tác phẩm và phát minh từ TTNT.

Tác động của trí tuệ nhân tạo với quyền SHTT
Tác động của trí tuệ nhân tạo với quyền SHTT (Ảnh Monalisa bằng AI)

Sự tác động của trí tuệ nhân tạo tới pháp luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam

Ở Việt Nam, Chiến lược Quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ Nhân tạo (TTNT) đến năm 2030 đã xác định rằng TTNT đóng vai trò quan trọng. Và TTNT là một lĩnh vực công nghệ nền tảng trong cách mạng công nghiệp thứ tư.

TTNT góp phần quan trọng trong việc tạo bước phát triển đột phá về năng lực sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh quốc gia và thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững. Mặc dù quan trọng là vậy, tại Việt Nam, việc xây dựng khung pháp lý để điều chỉnh các mối quan hệ mới phát sinh từ sự phát triển và ứng dụng của TTNT vẫn chưa được được công bố. Cần có khoảng thời gian để nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi đưa ra điều luật cho ngành này. Vì đây là ngành mới, đòi hòi sự nghiên cứu nhiều để đưa ra được đúng và phù hợp.

Mặt khác, không gian pháp lý dành cho các quan hệ pháp luật liên quan đến công nghệ vẫn còn hạn chế. Điều này dẫn đến việc cần thiết phải xem xét và xây dựng một khung pháp lý mới. 

Đồng thời, sự ra đời của AI cũng cần đảm bảo về quyền riêng tư được pháp luật bảo vệ.

AI thường cần sử dụng dữ liệu để hoạt động hiệu quả. Điều này đặt ra vấn đề về quyền bảo mật dữ liệu cá nhân của người dùng. Pháp luật Việt Nam cần đảm bảo rằng việc sử dụng dữ liệu này. Đặc biệt, quy định rõ trong các ứng dụng AI tuân theo các quy định về quyền riêng tư. Tránh bị lộ thông tin không đáng có, và từ đó kẻ gian có cơ hội trục lợi.

Trong tình hình hiện nay, việc xem xét về vấn đề bồi thường thiệt hại trong việc ứng dụng TTNT.

Pháp luật Việt Nam chưa đề cập đến việc bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực này như một loại trách nhiệm đặc biệt. Thay vào đó, vấn đề bồi thường thiệt hại do TTNT gây ra được áp dụng dựa trên 2 nguyên tắc chung sau:

  • Nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; hoặc
  • Dựa trên các quy định về trách nhiệm sản phẩm. Đã được quy định trong pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Với mục tiêu phát triển và ứng dụng TTNT trong tương lai, Việt Nam cần tiến xa hơn trong việc nghiên cứu khung pháp lý phù hợp. Từ đó mới có thể để đảm bảo các quyền và trách nhiệm trong lĩnh vực này. Bảo vệ được chủ sở hữu cũng như mang lại lợi ích kinh tế cao.

>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm sữa tắm

Khuyến nghị của Công ty TNHH Luật Hải Việt:

Bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Quý vị bạn đọc có thắc mắc, cần tư vấn vui lòng liên hệ qua hotline: 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *