Hành vi đe doạ đánh người khác

Đe dọa người khác bằng những hành vi, lời nói hoặc hành động đều là hành vi vi phạm pháp luật. Vậy, tội đe dọa đánh người khác bị xử phạt như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây. 

Hành vi đe doạ đánh người khác là gì?

Đe dọa đánh người khác là hành vi uy hiếp, xâm phạm người khác về tinh thần qua việc thông báo trước sẽ thực hiện tác động vật lý lên đối phương bằng những hành vi cụ thể, lời nói hoặc là hành động tác động lên người khác.

Quy định hành vi đe doạ đánh người khác như thế nào?

Tại Điều 133 Bộ luật Hình sự 2015 và Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tội đe doạ giết người như sau:

Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

  • Đối với 02 người trở lên;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
  • Đối với người dưới 16 tuổi;
  • Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.

 Tội đe doạ giết người phải có hai dấu hiệu bắt buộc có hành vi đe dọa giết người; có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện.

Đe doạ đánh người khác 

Cấu thành tội phạm của tội đe doạ giết người theo Điều 133 Bộ luật Hình sự

  • Về mặt khách quan của tội phạm:

Về hành vi: Người phạm tội đã thực hiện hành vi đe dọa giết người bị hại trái pháp luật. Hành vi đe dọa này có thể thực hiện bằng lời nói, hành động, cử chỉ… không nhằm mục đích giết người bị hại mà chỉ nhằm làm người bị hại phải lo lắng, sợ hãi, hình thành trong tư tưởng rằng người phạm tội sẽ thực hiện hành vi giết người bị hại như đã đe dọa.

Về mặt hậu quả: Gây nên tâm lý lo lắng, sợ hãi cho người bị hại; người bị hại thật sự tin rằng hành vi đe dọa sẽ được người phạm tội thực hiện.

  • Về mặt chủ quan của tội phạm:

Về lỗi: Người thực hiện hành vi do lỗi vô ý trực tiếp.

 Mục đích của hành vi phạm tội: Nhằm đe dọa người bị hại để người bị hại làm hoặc không làm một việc gì đó.

  • Khách thể của tội phạm:

Tội phạm xâm phạm đến mối quan hệ liên quan đến quyền được sống của con người được pháp luật bảo vệ.

  • Chủ thể của tội phạm:

 Người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự đầy đủ.

Tham khảo thêm: Phân biệt tội giết người chưa đạt 

Khuyến nghị của Công ty TNHH Luật Hải Việt:

Bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Quý vị bạn đọc có thắc mắc, cần tư vấn vui lòng liên hệ qua hotline: 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *