Thời hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng

Thời hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng là một yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo quyền lợi và sự bảo vệ pháp lý cho nhãn hiệu trong thị trường. Khi một nhãn hiệu nổi tiếng được đăng ký và bảo hộ, văn bằng bảo hộ được cấp và có một thời hạn hiệu lực xác định. Bài viết sau đây, chúng tôi sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu nội dung Thời hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng.

Thời hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng
Thời hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng

Quy định về hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu là khoảng thời gian mà một nhãn hiệu được bảo vệ pháp lý và chủ sở hữu có quyền độc quyền sử dụng và tận hưởng các quyền liên quan trong một quốc gia hoặc khu vực cụ thể, Thời hạn này được đặt ra để đảm bảo rằng quyền sở hữu trí tuệ của chủ sở hữu nhãn hiệu được bảo vệ một cách công bằng và cung cấp sự khuyến khích cho việc phát triển và đầu tư vào nhãn hiệu.

Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu có thể khác nhau tùy theo quốc gia và hệ thống sở hữu trí tuệ. Thường kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ, trong nhiều quốc gia. Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu thông thường là từ 10 đến 15 năm, tính từ ngày đăng ký.

Một nhãn hiệu chỉ được bảo hộ khi được cấp văn bằng bảo hộ. Tức là giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Để được cấp loại giấy chứng nhận này, thì nhãn hiệu phải đáp ứng các điều kiện nhất định. Khoản 6 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về hiệu lực của văn bằng bảo hộ:

Điều 93. Hiệu lực của văn bằng bảo hộ

…6. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm…”

Xem thêm: Sự cần thiết của việc đăng ký thương hiệu

Thủ tục gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng

Yêu cầu, điều kiện gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu

Sau khi thời hạn bảo hộ nhãn hiệu kết thúc, chủ sở hữu có thể gia hạn bảo hộ nhãn hiệu bằng cách đáp ứng các yêu cầu và thanh toán các phí phụ thuộc vào quốc gia hoặc khu vực tương ứng. Theo đó, thời hạn bảo hộ của nhãn hiệu là 10 năm. Có thể gia hạn nhiều lần và mỗi lần là 10 năm.

Như vậy, nhãn hiệu có thể bảo hộ có thể bảo hộ mãi mãi Nếu chủ sở hữu làm thủ tục yêu cầu gia hạn trong vòng 06 tháng trước Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực. Chủ sở hữu nhãn hiệu phải nộp đơn yêu cầu gia hạn cho Cục Sở hữu trí tuệ.

Gia hạn thời hạn bảo hộ nhãn hiệu cho phép chủ sở hữu tiếp tục sở hữu. Và sử dụng nhãn hiệu một cách độc quyền. Việc duy trì quyền bảo hộ nhãn hiệu qua việc gia hạn thời hạn cũng đòi hỏi sự tuân thủ các yêu cầu và thủ tục pháp lý liên quan, như đáp ứng các nhu cầu báo cáo, thanh toán phí, và tiếp tục sử dụng nhãn hiệu một cách liên tục và thường xuyên.

Hồ sơ yêu cầu gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu

Hồ sơ yêu cầu gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu gồm:

  • Tờ khai yêu cầu gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ;
  • Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. (Trường hợp yêu cầu ghi nhận việc gia hạn vào Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu);
  • Giấy uỷ quyền cho Luật Việt An thực hiện thủ tục gia hạn văn bằng;
  • Chứng từ nộp lệ phí.

Hồ sơ trên được nộp tại Cục sở hữu trí tuệ.

Thủ tục gia hạn văn bằng bảo hộ 

Cục Sở hữu trí tuệ xem xét đơn yêu cầu gia hạn trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận đơn. Trường hợp đơn không có thiếu sót. Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định gia hạn, ghi nhận vào văn bằng bảo hộ, đăng bạ và công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

Nếu đơn yêu cầu gia hạn thuộc một trong các trường hợp sau đây thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo dự định từ chối gia hạn và yêu cầu sửa chữa thiếu sót hoặc người yêu cầu có ý kiến phản đối:

  • Đơn yêu cầu gia hạn không hợp lệ hoặc được nộp không đúng thủ tục quy định;
  • Người yêu cầu gia hạn không phải là chủ văn bằng bảo hộ tương ứng.

Nếu trong thời hạn 01 tháng, người yêu cầu không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo từ chối gia hạn.

Lệ phí gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng

Thời hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng
Thời hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng

Lệ phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Việc đăng ký nhãn hiệu nổi tiếng không cần thực hiện thủ tục đăng ký. Vì vậy sẽ không mất chi phí nếu nhãn hiệu được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng. Bạn đọc có thể tham khảo phí đăng ký nhãn hiệu quy định tại Thông tư 263/2016/TT-BTC: 

STT

Danh mục phí, lệ phí

Mức thu

1

Lệ phí nộp đơn

150.000

2

Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên

600.000

3

Phí công bố đơn

120.000

4

Phí thẩm định nội dung cho mỗi nhóm có 06 sản phẩm/dịch vụ

550.000

4.1

Từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi trong mỗi nhóm và tính 01 sản phẩm/dịch vụ

120.000

5

Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ việc thẩm định cho mỗi nhóm có 06 sản phẩm/dịch vụ

180.000

5.1

Từ sản phẩm/dịch vụ thứ 07 trở đi cho 01 sản phẩm/dịch vụ

30.000

6

Phí phân loại quốc tế hàng hóa/dịch vụ cho mỗi nhóm có 06 sản phẩm/dịch vụ

100.000

6.1

Từ sản phẩm/dịch vụ thứ 07 trở đi cho 01 sản phẩm/dịch vụ

20.000

7

Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho 01 nhóm sản phẩm/dịch vụ đầu tiên

120.000

7.1

Từ nhóm sản phẩm/dịch vụ thứ 02 trở đi

100.000

8

Phí đăng bạ Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ

120.000

9

Phí công bố Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ

120.000

Lệ phí gia hạn bảo hộ nhãn hiệu

Người nộp đơn yêu cầu gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ sẽ phải nộp lệ phí theo quy định tại các điểm 3.1 mục A, 1.6, 4.1,4.2, 5.1 mục B Thông tư số 263/2016/TT-BTC, cụ thể như sau:

  • Lệ phí gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ: 100.000đ/nhóm sản phẩm, dịch vụ (Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu)
  • Phí thẩm định yêu cầu gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ: 160.000đ/01 văn bằng bảo hộ;
  • Phí công bố thông tin về sở hữu công nghiệp: 120.000đ/01 đơn gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ;
  • Phí đăng bạ thông tin về sở hữu công nghiệp: 120.000đ/01 văn bằng bảo hộ;
  • Phí sử dụng văn bằng bảo hộ: 700.000 đ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ.

Xem thêm: Nhãn hiệu là gì ? Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu

Khuyến nghị của Công ty TNHH Luật Hải Việt:

Bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Quý vị bạn đọc có thắc mắc, cần tư vấn vui lòng liên hệ qua hotline: 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com

One thought on “Thời hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng

  1. Pingback: Các phương pháp xác định giá trị nhãn hiệu thương mại - Công ty TNHH Luật Hải Việt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *