Những trường hợp người dân bị từ chối cấp sổ đỏ mới nhất

Sổ đỏ là một trong những giấy tờ công nhận quyền sử dụng đất của người dân. Việc cấp sổ đỏ có vai trò quan trọng trong việc chứng nhận quyền sử dụng đất. Những trường hợp người dân bị từ chối cấp sổ đỏ mới nhất? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu           

Những trường hợp người dân bị từ chối cấp sổ đỏ mới nhất

Căn cứ theo khoản 11 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT quy định những trường hợp người dân bị từ chối cấp sổ đỏ mới nhất như sau:

  • Thứ nhất là không thuộc thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ. Người có yêu cầu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nộp hồ sơ tại cơ quan không có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ
  • Thứ hai là trường hợp hồ sơ không có đủ thành phần để thực hiện thủ tục theo quy định. Trong trường hợp mà người có yêu cầu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nộp hồ sơ không đầy đủ. Thì cơ quan có thẩm quyền sẽ từ chối cấp thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Mà yêu cầu người dân về chuẩn bị bổ sung thêm những hồ sơ giấy tờ con thiếu. Nếu không bổ sung được hồ sơ thì dĩ nhiên sẽ từ chối cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • Thứ ba là nội dung kê khai của hồ sơ không đảm bảo được tính đầy đủ. Thống nhất và hợp lệ theo quy định của pháp luật.
  • Thứ tư là thông tin trong hồ sơ không phù hợp với thông tin được lưu giữ tại cơ quan đăng ký. Hoặc có giấy tờ giả mạo.

  • Thứ năm là trường hợp mà khi nhận được văn bản của cơ quan thi hành án dân sự. Hoặc Văn phòng Thừa phát lại yêu cầu tạm dừng. Hoặc dừng việc cấp Giấy chứng nhận đối với tài sản là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của người sử dụng đất. Chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là đối tượng phải thi hành án theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự. Hoặc văn bản thông báo về việc kê biên tài sản thi hành án. Khi nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai về việc đã tiếp nhận đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai, tài sản gắn liền với đất
  • Thứ sáu là trường hợp không đủ điều kiện để thực hiện quyền theo quy định về luật đất đai và pháp luật khác có liên quan

Như vậy thì khi rơi vào một trong các trường hợp như trên thì bạn sẽ bị từ chối cấp giấy chứng quyền sử dụng đất hay còn gọi là sổ đỏ.

Xem thêm: Các trường hợp không được phép tách thửa đất

Cách xử lý khi bị từ chối cấp Sổ đỏ

Tuỳ trường hợp mà bị từ chối do không thuộc thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ. Thì bản thân người nộp hồ sơ phải xem xét lại cơ quan nào có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ cấp sổ đỏ.

Tùy từng nguyên nhân mà có cách xử lý hồ sơ, cụ thể:

Nếu như hồ sơ bị từ chối do không thuộc thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ. Người dân cần nắm được rõ thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ cấp Sổ đỏ thuộc cơ quan nào.

Căn cứ quy định tại Điều 105 Luật đất đai 2013. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận bao gồm:

  • Đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao. Thì thẩm quyền thuộc về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
  • Đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam. Thì  thẩm quyền thuộc về Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Lý do nội dung kê khai của hồ sơ không đảm bảo tính đầy đủ, thống nhất và hợp lệ. Thì  khi đó người dân cần rà soát lại nội dung. Trong mẫu đơn 04a/ĐK đã kê khai đã đúng mẫu hay chưa, nội dung còn thiếu gì không để bổ sung lại.

Trường hợp từ chối cấp Sổ đỏ không đúng quy định:

Theo quy định, nếu như có cơ sở từ chối việc cấp Sổ đỏ. Thì cơ quan Nhà nước phải có văn bản trong đó nêu rõ lý do từ chối. Cũng như hướng dẫn người nộp hồ sơ thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị đăng ký, cấp Giấy chứng nhận.

Do đó, nếu như sau khi nộp hồ sơ người dân không thấy cơ quan có thẩm quyền xử lý hồ sơ. Hay có văn bản nào gửi về từ chối việc cấp Sổ đỏ. Hoặc có văn bản từ chối nhưng không đúng căn cứ quy định của luật thì người dân có thể xử lý như sau:

Một là, làm đơn kiến nghị cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ xem xét lại.

Cá nhân, hộ gia đình có thể kiến nghị theo hình thức làm đơn gửi lên cơ quan có thẩm quyền. Là Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc kiến nghị trực tiếp lên Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Hai là, làm đơn khiếu nại theo thủ tục khiếu nại.

Cá nhân, hộ gia đình khiếu nại bằng đơn, trong đơn ghi rõ nội dung sau:

  • Ngày, tháng, năm khiếu nại.
  • Tên, địa chỉ của người khiếu nại.
  • Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại.
  • Nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại. Và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại.

Sau khi làm đơn khiếu nại xong, cá nhân, hộ gia đình gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Cơ quan có thẩm quyền thụ lý đơn và trong vòng 10 ngày. Kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, người có thẩm quyền thụ lý giải quyết và thông báo về việc thụ lý giải quyết.

Ba là, thực hiện thủ tục khởi kiện hành chính.

Căn cứ quy định Điều 31 Luật Tố tụng hành chính năm 2015. Trường hợp nếu hộ gia đình, cá nhân bị công chức xã, phường, thị trấn. Hoặc bộ phận một cửa cấp huyện hoặc Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện từ chối hồ sơ. Thì khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có cơ quan đó.

Xem thêm: Tiền bồi thường nhà đất tính theo bảng giá đất hay giá đất cụ thể?

Khuyến nghị của Công ty TNHH Luật Hải Việt:

Bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Quý vị bạn đọc có thắc mắc, cần tư vấn vui lòng liên hệ qua hotline: 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *