Xử lý việc chung sống như vợ chồng

Hiện nay, nam nữ sống chung như vợ chồng diễn ra nhiều trên xã hội . Tuy nhiên, không phải ai cũng biết hệ quả việc chung sống như vợ chồng trái pháp luật như thế nào? Và xử lý việc chung sống như vợ chồng như nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Chung sống như vợ chồng là gì?

Theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì:

“Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng.”

Hệ quả việc chung sống như vợ chồng không trái pháp luật

Theo Điều 12 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Khi giải quyết hủy việc kết hôn trái pháp luật, Tòa án phải giải quyết các vấn đề sau:

  • Về quan hệ nhân thân:

Theo quy định của pháp Luật Hôn nhân và gia đình về nguyên tắc. Nhà nước không thừa nhận hai người kết hôn trái pháp luật là vợ chồng. Vì vậy, giữa họ cũng không tồn tại quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Kể từ ngày quyết định của Tòa án về việc hủy kết hôn trái pháp luật có hiệu lực pháp luật, hai bên kết hôn phải chấm dứt việc quan hệ như vợ chồng.

  • Về quan hệ tài sản

Vì việc kết hôn trái pháp luật bị xử hủy nên hai người không được thừa nhận là vợ chồng. Giữa họ sẽ chấm dứt và không phát sinh thêm các quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Do vậy, khi giải quyết hủy việc kết hôn trái pháp luật, quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hơp đồng giữa hai người kết hôn trái pháp luật được giải quyết. Như trường hợp các bên nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng.

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, tài sản riêng của mỗi bên sẽ thuộc về người đó. Nhưng người có tài sản riêng phải chứng minh được đó là tài sản riêng của mình. Nếu người có tài sản riêng không chứng minh được, đó là tài sản riêng của họ thì tài sản này được xác định là tài sản chung của hai người.

  • Về quan hệ cha, mẹ và con

Việc Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật không làm ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con. Bởi vì, quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con được pháp luật quy định. Không phụ thuộc vào tính hợp pháp của quan hệ hôn nhân giữa cha mẹ. Dù quan hệ hôn nhân của cha mẹ không được Nhà nước thừa nhận thì quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con vẫn được pháp luật bảo vệ như trường hợp cha mẹ có quan hệ hôn nhân hợp pháp.

Theo quy định này, việc giải quyết vấn đề con chung và tài sản của hai bên nam nữ chung sống với nhau. Như vợ chồng cũng giống như trường hợp hủy việc kết hôn trái pháp luật. Bởi vì, xét về bản chất hai bên nam nữ trong hai trường hợp này đều không được thừa nhận là vợ chồng.

Cách thức xử lý việc chung sống như vợ chồng trái pháp luật

Có một vài điểm xử lý hậu quả của trường hợp chung sống như vợ chồng trái pháp luật khác. Với trường hợp chung sống như vợ chồng không trái pháp luật như sau. Về quan hệ nhân thân, Tòa án sẽ tuyên bố buộc chấm dứt hành vi chung sống trái pháp luật.

Trách nhiệm hành chính:

Luật hôn nhân và gia đình chỉ quy định cách thức xử lý việc chung sống như vợ chồng đối với quan hệ nhân thân, tài sản và con cái.

Tuy nhiên do ảnh hưởng tiêu cực của việc chung sống, đặc biệt là chung sống như vợ chồng trái pháp luật. Nên một số văn bản khác cũng điều chỉnh và xử lí vấn đề này.

Điều 35 Nghị định số 67/2015/NĐ – CP ngày 14/08/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2013/NĐ – CP ngày 24/09/2013 quy định về xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã có quy định mức phạt từ 1.000.000 đồng đến mức phạt cao nhất 20.000.000 triệu đồng.

Trách nhiệm hình sự

Cách thức xử lý việc chung sống như vợ chồng còn có thể theo hình sự. Điều 182 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng

Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn. Hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

  • Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn.  
  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  •  Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
  •  Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.

Xem thêm: Quy định về thời điểm chấm dứt quan hệ hôn nhân

Khuyến nghị của Công ty TNHH Luật Hải Việt:

Bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Quý vị bạn đọc có thắc mắc, cần tư vấn vui lòng liên hệ qua hotline: 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *