Các trường hợp mẹ không được nuôi con

 Vấn đề quyền trực tiếp nuôi con được giao cho vợ hay chồng là điều mà người trong cuộc quan tâm. Trường hợp mẹ không được nuôi con là trường hợp mẹ không đủ điều kiện để nuôi con. Bởi các nguyên nhân khách quan và chủ quan theo luật quy định. Vậy các trường hợp mẹ không được nuôi con như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.

Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con khi ly hôn

Theo Điều 81, Điều 82, Điều 83 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định cụ thể như sau:

Quy định về  quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn:

Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom. Chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên. Con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự. Hoặc không có khả năng lao động và đủ điều kiện lao động. Cũng như không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con. Nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con;

  • Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi. Căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con;
  • Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi. Trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Như vậy, sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự. Hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan.

Căn cứ xem xét giao quyền trực tiếp nuôi con khi ly hôn

Căn cứ Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được quy định như sau:

  • Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự. Hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Hoặc Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
  • Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
  • Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Như vậy, cả bố và mẹ đều có quyền nuôi con khi ly hôn. Tại thời điểm ly hôn, khi con dưới 36 tháng tuổi sẽ ưu tiên quyền nuôi con cho mẹ. Khi con từ 36 tháng tuổi trở lên, bố mẹ thỏa thuận quyền nuôi con với nhau. Nếu không thỏa thuận được sẽ làm theo quy định của pháp luật nêu trên.

> Xem thêm: Hôn nhân cận huyết thống bị pháp luật xử lý như thế nào?

Các trường hợp người mẹ không được trực tiếp nuôi con khi ly hôn

Theo Điều 85 Bộ Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, người mẹ sẽ bị hạn chế quyền nuôi con trong các trường hợp theo pháp luật quy định sau đây:

  • Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý. Hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
  • Phá tán tài sản của con;
  • Có lối sống đồi trụy;
  • Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội
  • Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Quy định tại Điều 86 của Luật này ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con. Hay quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con. Trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm.

  • Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này. Trong trường hợp người mẹ bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên thì người chồng sẽ là người thực hiện quyền trông nom. Nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con. Và đại diện theo pháp luật cho con.

Như vậy, những trường hợp trên, người mẹ sẽ không được trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

> Xem thêm: Tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện

Khuyến nghị của Công ty TNHH Luật Hải Việt:

Bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Quý vị bạn đọc có thắc mắc, cần tư vấn vui lòng liên hệ qua hotline: 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *