Đất nông nghiệp có diện tích bao nhiêu được tách thửa

Khi tách thửa đất nông nghiệp, ngoài các điều kiện tách thửa đất nói chung, người sử dụng đất cần đặc biệt lưu ý tới diện tích tối thiểu để tách thửa. Vậy đất nông nghiệp có diện tích bao nhiêu được tách thửa? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu

Tách thửa đất nông nghiệp cần đáp ứng điều kiện gì?

Căn cứ theo Khoản 31 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP. Quy định về diện tích tối thiểu của thửa đất được tách:

“Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa. Đối với từng loại đất cho phù hợp đối với điều kiện cụ thể của từng địa phương”.

Mỗi địa phương sẽ có quy định khác nhau về diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất và được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể. Bạn ở địa phương nào thì lên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh của địa phương đó hỏi. Về việc xác định và diện tích thửa đất được phép tách.

Cụ thể, theo khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013, Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP. Và khoản 1 Điều 2 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT, để được tách thửa khi chuyển nhượng, tặng cho… Cần có đủ các điều kiện sau:

  • Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. (Một số địa phương không bắt buộc phải có Sổ hồng, Sổ đỏ mà chỉ cần có đủ điều kiện để cấp Sổ đỏ, Sổ hồng);
  • Thửa đất không có tranh chấp;
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
  • Đất đang trong thời hạn sử dụng;
  • Thửa đất đáp ứng được điều kiện về diện tích. Và kích thước chiều cạnh tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành.

Về diện tích tối thiểu để tách thửa. Theo khoản 2 Điều 143 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:

“Căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. UBND cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn. Diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương”

Như vậy, trường hợp muốn tách thửa đất nông nghiệp cần phải đáp ứng các điều kiện nêu trên.

Xem thêm: Thu hồi đất của dân giao cho doanh nghiệp không?

Đất nông nghiệp có diện tích bao nhiêu được tách thửa

Theo khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013, Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP. Và khoản 1 Điều 2 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT, việc tách thửa đất nông nghiệp phải đáp ứng các điều kiện dưới đây:

  • Thứ nhất, đất nông nghiệp tách thửa phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. (Ở một số địa phương lại không bắt buộc phải có giấy tờ này. Mà chỉ cần đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận);
  • Thứ hai, thửa đất nông nghiệp không có tranh chấp;
  • Thứ ba, đất nông nghiệp còn thời hạn sử dụng;
  • Thứ tư, thửa đất nông nghiệp đáp ứng được điều kiện về diện tích và kích thước chiều cạnh tối thiểu để tách thửa.

Căn cứ Điều 3 Quyết định 40/2014/QĐ-UBND:

  • Diện tích tối thiểu của một thửa đất nông nghiệp sau khi tách thửa là 300 m2.
  • Diện tích đất nông nghiệp và đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở nằm trong khu dân cư. Phù hợp với quy hoạch, tách thửa để chuyển mục đích sử dụng sang đất ở tối thiểu là 40 m2.

Như vậy, trường hợp muốn tách thửa đất nông nghiệp cần phải đáp ứng các điều kiện nêu trên.

Muốn tách thửa đất nhưng không đủ diện tích, phải làm gì?

Theo khoản 3 Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP. Trường hợp người sử dụng đất xin tách thửa đất thành thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu. Đồng thời với việc xin được hợp thửa đất đó với thửa đất khác liền kề để tạo thành thửa đất mới có diện tích bằng. Hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu được tách thửa thì được phép tách thửa. Đồng thời với việc hợp thửa và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho thửa đất mới.

Thứ nhất, nếu diện tích đất tách thửa nhỏ hơn diện tích tối thiểu quy định. Người dân có thể tiến hành thủ tục xin hợp thửa đất đồng thời với thửa đất liền kề, cùng một mục đích sử dụng.

Lúc này hai thủ tục sẽ tiến hành song song cùng lúc với nhau. Và người dân sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa đất hình thành sau khi hợp thửa. Nếu như việc hợp thửa đáp ứng điều kiện về hợp thửa. Và đất hình thành mới đáp ứng điều kiện về diện tích tách thửa đất

Thứ hai là nếu trong trường hợp không có mảnh đất liền kề, người dân lại muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Thì thay vì không thể tiến hành việc hợp thửa, tách thửa. Người dân có thể suy xét đến trường hợp đồng sở hữu. Tức là các bên thỏa thuận cùng nhau đứng tên trên cùng một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho bên chuyển nhượng.

Bên cạnh đó, mỗi địa phương cũng sẽ đưa ra những trường hợp đất tách thửa. Mà không cần đảm bảo về diện tích tách thửa tối thiểu

Xem thêm: Quy trình thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người

Khuyến nghị của Công ty TNHH Luật Hải Việt:

Bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Quý vị bạn đọc có thắc mắc, cần tư vấn vui lòng liên hệ qua hotline: 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *