Vợ chồng đưa tài sản chung vào kinh doanh là như thế nào? Pháp luật quy định như thế nào về tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh. Thủ tục để đưa tài sản chung vợ chồng vào kinh doanh được thực hiện như thế nào? Luật Hải Việt xin tư vấn như sau:
MỤC LỤC [Ẩn]
Tài sản chung của vợ chồng theo quy định
Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung:
Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
Trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì giao dịch liên quan đến tài sản này được thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Luật này; nếu có tranh chấp về tài sản đó thì được giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 33 của Luật này.
Tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh được quy định cụ thể như thế nào?
Trong trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người này có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó. Thỏa thuận này phải lập thành văn bản.
Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Ảnh minh họa
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
Điều 36 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định tài sản chung được đưa vào kinh doanh: “Trong trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người này có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó. Thỏa thuận này phải lập thành văn bản.”
Theo quy định của pháp luật, vợ chồng có quyền thỏa thuận về việc một bên đưa một phần hoặc toàn bộ khối tài sản chung (theo quy định tại Điều 33 nêu trên) vào kinh doanh, và người này có quyền tự mình thực hiện các giao dịch liên quan tới khối tài sản trên. Tuy nhiên, để đảm bảo nguồn chứng cứ để giải quyết khi xảy ra tranh chấp thì pháp luật yêu cầu thỏa thuận trên phải được lập thành văn bản và có xác nhận của vợ, chồng.
Vậy, vợ, chồng buộc phải lập văn bản thể hiện nội dung thỏa thuận đưa một phần hoặc toàn bộ khối tài sản chung vào việc kinh doanh của người chồng. Nội dung thỏa thuận cần thể hiện chi tiết đối tượng của hợp đồng gồm loại tài sản, số lượng tài sản, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng,…
Điều 64 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh: “Vợ, chồng đang thực hiện hoạt động kinh doanh liên quan đến tài sản chung có quyền được nhận tài sản đó và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản mà họ được hưởng, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác”.
Theo quy định trên, trường hợp chồng đưa tài sản chung của vợ chồng vào kinh doanh mà các bên chấm dứt quan hệ hôn nhân thì người vợ có quyền yêu cầu chồng thanh toán phần giá trị tài sản mà người vợ được hưởng theo nội dung thỏa thuận các bên đã ký kết như phân tích trên.
Lưu ý của công ty TNHH Luật Hải Việt
Trên đây là bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục. Quý vị bạn đọc có thắc mắc, cần tư vấn vui lòng liên hệ qua Hotline: 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com
- Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
- Hát cover có vi phạm bản quyền không?
- Đăng ký nhãn hiệu dụng cụ thể thao
- Các trường hợp mẹ không được nuôi con
- Đầu tư bằng hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp, cần lưu ý gì?