Quy định pháp luật về kinh doanh online trên mạng trực tuyến

Quy định của pháp luật về kinh doanh online trên mạng trực tuyến. Đối tượng phải đăng ký kinh doanh, thủ tục đăng ký kinh doanh. Bán hàng trên Facebook có cần đăng ký kinh doanh? Dưới đây sẽ cung cấp thông tin về kinh doanh online trên mạng

Quy định pháp luật về kinh doanh online trên mạng trực tuyến

Hình thức bán hàng thông qua các trang mạng xã hội đã được thiết lập dưới hình thức các sàn giao dịch thương mại điện tử (như Facebook, Zalo,…), website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động để giới thiệu dịch vụ, sản phẩm.

  • Các đơn vị này đều đã thực hiện việc thủ tục cấp giấy phép sàn giao dịch thương mại điện tử thì khi kinh doanh theo hình thức này sẽ không phải tiến hành việc xin bất kỳ giấy phép thương mại điện tử nào cả, tuy nhiên vẫn phải làm thủ tục đăng ký xin cấp giấy phép kinh doanh nếu không thuộc trường hợp được miễn cấp giấy phép đăng ký kinh doanh.

 Người bán trên các mạng xã hội cần phải đáp ứng đầy đủ điều kiện sau đây: 

  •  Cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin cho thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử khi đăng ký sử dụng dịch vụ.
  •  Cung cấp đầy đủ thông tin về hàng hóa, dịch vụ  khi bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
  •  Đảm bảo tính chính xác, trung thực của thông tin về hàng hóa, dịch vụ cung cấp trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
  •  Cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của mình khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ hoạt động thống kê thương mại điện tử.

Webside phải đăng ký với Bộ công thương

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 6 Thông tư 47/2014/TT-BCT sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 21/2018/TT-BCT các mạng xã hội, website thương mại điện tử hoặc ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động có một trong các hình thức hoạt động sau sẽ phải tiến hành thủ tục đăng ký với Bộ Công Thương dưới hình thức sàn giao dịch thương mại điện tử, bao gồm:

  • Website cho phép người tham gia được mở các gian hàng trên đó để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ.
  •  Website cho phép người tham gia được lập các website nhánh để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ.
  •  Website có chuyên mục mua bán, trên đó cho phép người tham gia đăng tin mua bán hàng hóa và dịch vụ.

Trách nhiệm của người bán hàng online.

Theo Điều 37 Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử (viết tắt “Nghị định 52/2013/NĐ-CP”), người bán hàng trên sàn giao dịch thương mại điện tử hay còn gọi là trên các website phải có trách nhiệm sau:

  • Cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin quy định tại Điều 29 Nghị định 52/2013/NĐ-CP cho thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử khi đăng ký sử dụng dịch vụ;
  • Cung cấp đầy đủ thông tin về hàng hóa, dịch vụ theo quy định từ Điều 30 đến Điều 34 Nghị định 52/2013/NĐ-CP như giá cả, phương thức vận chuyển, giao nhận, phương thức thanh toán, …
  • Đảm bảo tính chính xác, trung thực của thông tin về hàng hóa, dịch vụ;
  • Cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của mình khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ hoạt động thống kê thương mại điện tử;
  • Tuân thủ quy định về thanh toán, quảng cáo, khuyến mại, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các quy định của pháp luật có liên quan khác khi bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ;
  • Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.

Những hàng hóa không được bán trên mạng.

Tại Điều 3 Thông tư 47/2014/TT-BCT quy định, cá nhân không được sử dụng website thương mại điện tử để kinh doanh các hàng hóa hạn chế kinh doanh sau:

  • Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ;
  • Thuốc lá điếu, xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác;
  • Rượu các loại;
  • Thực vật, động vật hoang dã quý hiếm, bao gồm cả vật sống và các bộ phận của chúng đã được chế biến;
  • Các hàng hóa hạn chế kinh doanh khác theo quy định của pháp luật.

Xử phạt vi phạm về thương mại điện tử

Nghị định 185/2013/NĐ-CP sửa đổi,  bổ sung bởi Nghị định 124/2015/NĐ-CP  quy định về hành vi vi phạm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử mà không đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định có thể đối diện với mức xử phạt lên đến 30.000.000 đồng, đình chỉ hoạt động thương mại điện tử từ 06 tháng đến 12 tháng…

Tham khảo thêm: Tài  sản chung được đưa vào kinh doanh

Khuyến nghị của Công ty TNHH Luật Hải Việt:

Bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Quý vị bạn đọc có thắc mắc, cần tư vấn vui lòng liên hệ với Công ty TNHH Luật Hải Việt qua hotline: 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *