Thành lập địa điểm kinh doanh
Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể. Mỗi địa điểm kinh doanh được cấp một Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh.
Cơ sở pháp lý
- Luật doanh nghiệp 2020;
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
- Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành.
- Một số câu hỏi liên quan đến thành lập địa điểm kinh doanh
- Doanh nghiệp có thể thành lập địa điểm kinh doanh tại đâu?
Doanh nghiệp có thể thành lập địa điểm kinh doanh ở nhiều địa bàn khác nhau so với trụ sở chính của công ty:
- Địa điểm kinh doanh cùng phường với trụ sở công ty;
- Địa điểm kinh doanh cùng quận với trụ sở công ty;
- Địa điểm kinh doanh cùng tỉnh với trụ sở công ty;
- Địa điểm kinh doanh khác tỉnh với trụ sở công ty.
- Địa điểm kinh doanh có được phát sinh hoạt động kinh doanh không?
Có, địa điểm kinh doanh hoàn toàn có thể được quyền phát sinh hoạt động kinh doanh.
Địa điểm kinh doanh có phải nộp thuế môn bài không?
Địa điểm kinh doanh phải nộp thuế môn bài với mức thuế là: 1.000.000 đồng/năm. Năm đầu thành lập địa điểm kinh doanh được miễn thuế môn bài nếu công ty hoặc chi nhánh chủ quản đang được miễn thuế môn bài.
Ưu điểm của địa điểm kinh doanh so với văn phòng đại diện, chi nhánh
Địa điểm kinh doanh so với văn phòng đại diện được phát sinh, thực hiện chức năng kinh doanh. Khi doanh nghiệp không có nhu cầu kinh doanh lại địa điểm kinh doanh thì làm thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh, thủ tục gọn nhẹ, nhanh chóng thường chỉ từ 05-07 ngày làm việc thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh đặt trụ sở, không phải làm thủ tục chốt thuế, chấm dứt hoạt động như chi nhánh, văn phòng đại diện.
Nếu địa điểm kinh doanh cùng tỉnh, ưu việt hơn chi nhánh là có thể phát sinh hoạt động kinh doanh nhưng toàn bộ hoạt động kinh doanh có thể kê khai chung với công ty mẹ mà không phải kê khai thuế riêng và nộp thuế riêng như hoạt động của chi nhánh.
Nếu như văn phòng đại diện, chi nhánh phải khắc con dấu riêng thì doanh nghiệp không phải khắc con dấu riêng cho địa điểm kinh doanh.
Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh
- Thông báo lập địa điểm kinh doanh (Tên địa điểm kinh doanh; Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh; Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tên và địa chỉ chi nhánh; Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật)
-
Văn bản ủy quyền cho người thực hiện hồ sơ.
-
Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung thông báo gồm:
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và thụ lý giải quyết
Doanh nghiệp nộp hồ sơ và nhận kết quả tại bộ phận một cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh/thành phố nơi đặt địa điểm kinh doanh.
Thời hạn hoàn thành thủ tục cấp Giấy chứng nhận thành lập địa điểm kinh doanh
03 – 05 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh.
LƯU Ý
- Bài viết trong lĩnh vực trên được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Tại thời điểm viết bài tác giả có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy.
- Trường hợp quý độc giả cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Công ty TNHH Luật Hải Việt.
Xem thêm: