Ở Việt Nam thì vấn đề xác lập quan hệ hôn nhân giữ nam và nữ khi đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận thì sẽ xác lập nên quan hệ vợ chồng trong hôn nhân. Khi các chủ thể xác lập bất cứ một quan hệ nào thì còn đính kèm theo đó là các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của một bên đối với bên còn lại. Trong quan hệ giữa vợ và chồng thì một nghĩa vụ không thể nào không nhắc đến đó là nghĩa vụ liên đối hay còn được gọi với thuật ngữ khác đó là trách nhiệm liên đới. Vậy Luật hôn nhân và gia đình quy định như thế nào về trách nhiệm liên đới của vợ, chồng?
MỤC LỤC
Trách nhiệm liên đới là gì?
Hiện nay, không có quy định cụ thể về trách nhiệm liên đới là gì. Tuy nhiên, tại Điều 587 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về liên đới bồi thường như sau:
“Điều 587. Bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra
Trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.”
Như vậy, từ quy định trên suy ra trách nhiệm liên đới là trách nhiệm dân sự do nhiều người gây ra thiệt hại đối với một hay nhiều người khác và cùng nhau chịu trách nhiệm đó. Mức độ chịu trách nhiệm sẽ xác định theo mức thiệt hại mà mỗi người gây ra.
Nguyên tắc về chế độ tài sản của vợ chồng? Xác định tài sản chung của vợ chồng?
“Đều 33. Tài sản chung của vợ chồng
Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng? Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng?
Căn cứ Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì:
(i) Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này. (ii) Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này.
Ảnh minh họa
Như vậy, trên cơ sở kế thừa Điều 25 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 tại Điều 27 đã quy định về trách nhiệm liên đới của vợ, chồng.
Theo đó, vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình (các nhu cầu về ăn, ở, mặc, học hành, khám, chữa bệnh – khoản 1 Điều 30).
Vợ, chồng cũng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với những giao dịch khác phù hợp với những quy định về đại diện theo quy định tại các Điều 24, 25 và 26 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
Ngoài ra, Luật đã quy định cụ thể tại Điều 37 về vấn đề vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng
– Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
Khi vợ chồng đồng thuận cùng nhau thực hiện giao dịch dân sự như liên quan đến tài sản chung, vay tiền, thế chấp tài sản… thì vợ chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với các giao dịch đó.
Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình; Gia đình là tế bào cần được chăm nom, nuôi dưỡng, việc chi tiêu cho cuộc sống gia đình là cần thiết, hơn hết hôn nhân được xây dựng dựa trên mong muốn từ hai phía để tạo ra một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Khi một bên thực hiện nghĩa vụ nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình như sửa nhà, ăn uống, chăm con…thì người còn lại cũng phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ đó.
– Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
– Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
– Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường; Ví dụ như trường hợp con chưa thành niên mà không có tài sản riêng gây thiệt hại và phải bồi thường thì cha mẹ cùng phải chịu trách nhiệm vì trong trường hợp này cha mẹ là người giám hộ của con.
– Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.
Như vậy, thực hiện nghĩa vụ liên đới là việc có nhiều người cùng thực hiện một nghĩa vụ cụ thể. Và những người đó được gọi là người có nghĩa vụ liên đới. Hay hiểu một cách đơn giản hơn thì người có nghĩa vụ không những phải thực hiện phần của mình mà còn phải thực hiện thay cho người có nghĩa vụ khác khi người đó không có khả năng thực hiện nghĩa vụ.
Lưu Ý của Công ty TNHH Luật Hải Việt
Trên đây là bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Quý vị bạn đọc có thắc mắc, cần tư vấn vui lòng liên hệ qua: Hotline: 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com