Cá độ đá trò chơi giải trí có thưởng mà người tham gia dự đoán kết quả có thể xảy ra trong các sự kiện thể thao, giải trí được sử dụng để kinh doanh đặt cược. Người tham gia dự đoán đúng sẽ được trả thưởng bằng tiền hoặc hiện vật, dịch vụ có thể quy đổi thành tiền dựa trên kết quả của sự kiện đó. Theo quy định của pháp luật hiện hành, hành vi cá độ bóng đá qua mạng tùy mức độ nghiêm trọng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cá độ bóng đá có phải là giao dịch dân sự? Tội tổ chức cá độ bóng đá bị xử lý thế nào? Cùng Luật Hải Việt đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
MỤC LỤC
1.Cá độ bóng đá có phải là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm hay không?
Hiện nay, hành vi cá độ bóng đá là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm dưới mọi hình thức. Hành vi cá độ bóng đá có thể bị xử phạt hành chính và truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Xử phạt vi phạm hành chính: theo điểm d khoản 5 Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Hành vi cá độ bóng đá được coi là hành vi đánh bạc bị xử phạt như sau. Người có hành vi cá độ bóng đá có thể bị xử phạt vi phạm từ 10.000.000 – 20.000.000 đồng. Mức xử phạt này được áp dụng đối với cá nhân. Trường hợp tổ chức vi phạm mức xử phạt trên là gấp đôi.
– Truy cứu trách nhiệm hình sự: Căn cứ Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi khoản 120 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định như sau:
Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;
c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
2. Tội tổ chức cá độ bóng đá
Theo Điều 1 Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP, “đánh bạc trái phép” là hành vi đánh bạc được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp.
Cá độ bóng đá cũng được thực hiện với mục đích được thua bằng tiền hoặc hiện vật mà không được cơ quan nhà nước cho phép.
Cá độ bóng đá được thực hiện chủ yếu dưới 03 hình thức:
- Trực tiếp thỏa thuận đặt cược không thông qua người tổ chức mà ăn thua bằng tiền giữa những người cùng xem trực tiếp một trận bóng.
- Tham gia cá cược bằng tiền thông qua người môi giới.
- Mở tài khoản trên các trang mạng cá cược trên Internet (hình thức này hiện đang khá phổ biến).
Như vậy, cá độ bóng đá dưới mọi hình thức cũng được xem là hành vi đánh bạc trái phép và bị xử lý theo quy định pháp luật.
3. Thua cá độ bóng đá không muốn trả độ có được không?
Hiện nay tại Nghị định 06/2017/NĐ-CP có hiệu lực đã quy định hợp thức hóa việc kinh doanh đặt cược bóng đá quốc tế thông qua việc thí điểm loại hình kinh doanh này.
Theo đó, Nghị định này cũng đặt ra nhiều điều kiện mới được kinh doanh đặt cược, cũng như người tham gia phải đảm bảo thỏa mãn các điều kiện đối với người cá độ bóng đá. Tuy nhiên hiện nay mô hình này vẫn chưa được phổ biến thực hiện.
Về việc trả độ cá cược bóng đá, theo nguyên tắc thông thường của việc cá cược này thì người thua phải trả độ cho người thắng theo mức tiền thỏa thuận ban đầu dựa vào kết quả trong 1 trận đấu bóng đá. Tuy nhiên việc cá cược này có thể bị xác định là giao dịch dân sự bị vô hiệu, căn cứ Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau:
Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.
Theo đó, hành vi cá độ bóng đá là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm do đó đây là căn cứ để vô hiệu hóa giao dịch dân sự đã xác lập giữa các bên trước đó.
Đồng thời căn cứ Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu:
Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.
Như vậy, khi giao dịch dân sự vô hiệu đã bị xác định là vô hiệu thì không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập. Do đó, người thua cá độ bóng đá không cần phải thực hiện việc trả độ cho bên thắng theo thỏa thuận trước đó.