Cơ chế bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam

Vì Việt Nam đã tham gia các công ước, hiệp định quốc tế về vấn đề bảo hộ nhãn hiệu, đặc biệt là cho nhãn hiệu nổi tiếng. Cho nên bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng vừa được coi là quyền, và nghĩa vụ của Việt Nam. Để tìm hiểu rõ hơn về cơ chế bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam, xin mời bạn đọc cùng tìm hiểu bài viết sau.

Cơ chế bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam

Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng là gì?

Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu đạt được mức độ phổ biến trong cộng đồng người tiêu dùng.

 Đây cũng là những nhãn hiệu mà người tiêu dùng nhận biết và tin tưởng. Và chúng thường liên kết với chất lượng cao, độ tin cậy và giá trị tốt.

Luật SHTT sửa đổi, bổ sung năm 2022 quy định“Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được bộ phận công chúng có liên quan biết đến rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam”.

Xem thêm:Nhãn hiệu là gì ? Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu

Khái niệm bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng

Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng là quá trình pháp lý để bảo vệ và đảm bảo quyền lợi của một nhãn hiệu đạt được công nhận. Đó là một cách để ngăn chặn việc sử dụng trái phép nhãn hiệu.

Luật SHTT giúp xây dựng giá trị và uy tín cho nhãn hiệu. Tạo sự phân biệt và định vị trong thị trường cạnh tranh. Nó cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng kinh doanh và khai thác các cơ hội mới.

Cơ chế bảo hộ nhãn hiệu thụ động tại Việt Nam

Đối với nhãn hiệu, văn bằng bảo hộ nhãn hiệu được coi là một công cụ pháp lý quan trọng để không bị nhầm lẫn về nguồn gốc thương mại. Đồng thời, văn bằng cũng bảo vệ cho chủ sở hữu. Tuy nhiên, nhãn hiệu nổi tiếng được thừa nhận mà không cần phải thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ.

Điều này có nghĩa là nhãn hiệu nổi tiếng sẽ tự động được bảo hộ, không cần phải thông qua quy trình đăng ký. Chủ sở hữu của nhãn hiệu nổi tiếng chỉ cần cung cấp các tài liệu chứng minh quyền sở hữu. Và chủ sở hữu cũng cần tuân thủ tiêu chí quy định tại Điều 75 của Luật SHTT 2005.

Cơ chế xác lập quyền

– Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam được xác lập như sau:

+ Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.

Như vậy, quyền sở hữu công nghiệp nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng. Hoàn toàn không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.

Cơ chế bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam

Cơ quan có thẩm quyền

Tại Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền là cơ quan hành chính, tư pháp. Cơ quan bán tư pháp một quốc gia thành viên cũng có thẩm quyền xác định một nhãn hiệu nổi tiếng.

Nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam được ghi nhận theo quyết định của Cục SHTT. Hay thủ tục tố tụng dân sự tại Tòa án đều được ghi nhận vào danh mục nhãn hiệu nổi tiếng tại Cục SHTT.

Vậy chỉ có hai cơ quan có thẩm quyền công nhận nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam hiện nay là Cục SHTT và Tòa án.

Những khó khăn trong cơ chế bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam

Sau đây công ty Luật Hải Việt xin đưa ra vài khó khăn chính trong lĩnh vực này:

Duy trì sự nổi tiếng trong thời hạn bảo hộ chưa xác định

Quy định về thời hạn bảo đối với nhãn hiệu nổi tiếng cũng chưa được xác định. Nên hiểu là bảo hộ vô thời hạn? Bảo vệ cho đến khi nhãn hiệu nổi tiếng bị mất bảo hộ? Việc công nhận và quản lý nhãn hiệu nổi tiếng một cách công khai nên được quy định cụ thể. Ví dụ như dưới hình thức là văn bằng bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng. Hoặc được viết trong danh mục nhãn hiệu nổi tiếng trên trang thông tin chính thức của Cục SHTT.

Cần hủy bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng trong trường hợp nào?

Nhãn hiệu nổi tiếng cần được quy định huỷ bảo hộ. Trong trường hợp, nhãn hiệu không còn đáp ứng được các tiêu chí xác định về nhãn hiệu nổi tiếng. Nhãn hiệu nổi tiếng cũng có thể bị huỷ bỏ nếu có hành vi xâm phạm quyền SHTT. Ví dụ,  nhãn hiệu nổi tiếng không thuộc sở hữu của chủ sở hữu hiện tại. Hoặc nhãn hiệu nổi tiếng bị sử dụng với mục đích xấu, đây là huỷ bỏ do vi phạm.

Hơn nữa, cần xem xét thêm về các trường hợp huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ hiệu lực bảo hộ.

Quy định chứng minh trước khi bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng chưa được rõ ràng

  • Hiện nay chưa có văn bản dưới luật hướng dẫn rõ ràng. Điều này sẽ khiến phát sinh nhiều mâu thuẫn trong quá trình thực hiện pháp luật.
  • Điều quan trọng là cần quy định công khai về tiêu chí xác định nhãn hiệu nổi tiếng. Nhằm giảm thiểu tính tùy tiện trong quá trình Cục Sở hữu Trí tuệ và Tòa án công nhận bảo hộ.
  • Cụm từ “người tiêu dùng” trong tiêu chí xác định nhãn hiệu nổi tiếng (K1 Điều 75 Luật SHTT 2005) cần quy định lại. Điều này sẽ giúp quy định phù hợp với định nghĩa nhãn hiệu nổi tiếng hiện nay, thống nhất sử dụng từ ngữ trong văn bản luật.

Như vậy, cần hoàn thiện về pháp luật cơ chế bảo hộ nhãn hiệu nổi tiến. Điều này sẽ giúp cho hoạt động bảo hộ, đăng ký nhãn hiệu được dễ dàng hơn.

Xem thêm: Thủ tục đăng ký nhãn hiệu sản phẩm cà phê

Khuyến nghị của Công ty TNHH Luật Hải Việt:

Bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Quý vị bạn đọc có thắc mắc, cần tư vấn vui lòng liên hệ qua hotline: 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *