Nhãn hiệu nổi tiếng không chỉ là một biểu tượng thương mại đơn thuần, mà còn là một tài sản vô cùng quý giá của các doanh nghiệp; sở hữu một nhãn hiệu nổi tiếng không chỉ mang lại lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ, mà còn xác định sự uy tín và giá trị của doanh nghiệp trong mắt khách hàng. Tuy nhiên, để được công nhận là một nhãn hiệu nổi tiếng, các doanh nghiệp phải đáp ứng một số tiêu chí quan trọng được đặt ra theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ. Bài viết sau đây, chúng tôi sẽ cùng bạn đọc tìm nội dung Tiêu chí công nhận nhãn hiệu nổi tiếng.
MỤC LỤC
Nhãn hiệu nổi tiếng là gì ?
Nhãn hiệu nổi tiếng là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ những nhãn hiệu, thương hiệu hoặc biểu tượng thương mại đã đạt được một mức độ phổ biến rộng và được công nhận rộng rãi trong cộng đồng người tiêu dùng; Đây là những nhãn hiệu mà người tiêu dùng nhận biết và tin tưởng, và chúng thường liên kết với chất lượng cao, độ tin cậy và giá trị tốt.
Một nhãn hiệu nổi tiếng thường được xây dựng qua thời gian thông qua các chiến lược tiếp thị hiệu quả, chất lượng sản phẩm và dịch vụ xuất sắc, và sự tạo dựng uy tín và lòng tin của khách hàng; những nhãn hiệu nổi tiếng có thể trở thành biểu tượng văn hóa và ký hiệu của một ngành công nghiệp hoặc một quốc gia.
Tại Việt Nam, nhãn hiệu nổi tiếng được quy định tại khoản 20 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005:
“Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến một cách rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.”
Đến năm 2022. Nhằm phù hợp với các tiêu chí công nhận nhãn hiệu nổi tiếng dựa trên các quy định của công ước, hiệp định quốc tế mà Việt Nam tham gia, Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2022 có sự thay đổi trong cách xác định đối tượng nhận biết, Cụ thể là định nghĩa “Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được bộ phận công chúng có liên quan biết đến rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam”.
> Xem thêm: Nhãn hiệu là gì ? Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu
Tiêu chí công nhận nhãn hiệu nổi tiếng
Tiêu chí công nhận nhãn hiệu nổi tiếng là một chủ đề được quan tâm và nghiên cứu sâu sắc trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Điều này đảm bảo rằng những nhãn hiệu nổi tiếng thực sự đáng được bảo hộ và hưởng những quyền lợi pháp lý cao hơn so với nhãn hiệu thông thường.
Các tiêu chí này đòi hỏi sự kết hợp giữa sự phổ biến và công nhận của nhãn hiệu, liên kết với mức độ dịch vụ hoặc sản phẩm nhất định, cùng với khả năng ngăn chặn việc sử dụng trái phép hoặc nhòm ngó từ người khác.
Căn cứ Điều 75 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019. Quy định cụ thể về các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng như sau:
“Điều 75. Tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng
Các tiêu chí sau đây được xem xét khi đánh giá một nhãn hiệu là nổi tiếng:
1. Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo;
2. Phạm vi lãnh thổ mà hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành;
3. Doanh số từ việc bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hóa đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp;
4. Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;
5. Uy tín rộng rãi của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;
6. Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;
7. Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng;
8. Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.”
Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng như thế nào ?
Vấn đề đăng ký bảo hộ đối với nhãn hiệu nổi tiếng. Được quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Sở hữu trí tuệ như sau: “Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký”.
Tại khoản 2 Điều 6 của Nghị định 103/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cở sở thực tiễn sử dụng rộng rãi nhãn hiệu đó theo quy định tại Điều 75 của Luật sở hữu trí tuệ. Không cần thực hiện thủ tục đăng ký.
Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN cũng quy định: “Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng rộng rãi khiến cho nhãn hiệu đó trở thành nổi tiếng mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ. Khi sử dụng quyền và giải quyết tranh chấp quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng, chủ sở hữu nhãn hiệu đó phải chứng minh quyền của mình bằng các chứng cứ phù hợp quy định tại Điều 75 của Luật Sở hữu trí tuệ”.
Xem thêm: Quy trình đăng ký nhãn hiệu
Khuyến nghị của Công ty TNHH Luật Hải Việt:
Bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Quý vị bạn đọc có thắc mắc, cần tư vấn vui lòng liên hệ qua hotline: 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com
- Các trường hợp mẹ không được nuôi con
- Thế nào là hành vi xâm phạm quyền liên quan ?
- Quy trình thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người
- Chưa thanh toán đầy đủ có được chuyển nhượng cổ phần không?
- Trả cổ tức khi cổ đông chuyển nhượng cổ phần