Điều kiện, thủ tục đăng ký tách thửa đối với đất nông nghiệp

Điều kiện thủ tục đăng ký tách thửa đối với đất nông nghiệp như thế nào? Thủ tục tách thửa đất nông nghiệp? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu.

Điều kiện, thủ tục đăng ký tách thửa đối với đất nông nghiệp

Về trình tự thủ tục, theo quy định tại Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định như sau:

Hồ sơ tách thửa hoặc hợp thửa gồm có:

  • Đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa theo mẫu;
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Luật Đất đai (nếu có).

Việc tách thửa, hợp thửa theo nhu cầu của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

  • Người có nhu cầu xin tách thửa hoặc hợp thửa lập một (01) bộ hồ sơ nộp tại Sở Tài nguyên và Môi trường. Đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài. Nộp tại Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với hộ gia đình, cá nhân;
  • Trong thời hạn không quá bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm gửi hồ sơ cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc để chuẩn bị hồ sơ địa chính;
  • Trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc. Kể từ ngày nhận được hồ sơ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm làm trích lục bản đồ địa chính. Hoặc trích đo địa chính đối với nơi chưa có bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính. Và gửi đến cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp;

  • Trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc. Kể từ ngày nhận được trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính. Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp. Hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 100 của Luật Đất đai. Trình Uỷ ban nhân dân cùng cấp xem xét và ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho thửa đất mới. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp. Hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất. Theo quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 100 của Luật Đất đai. 
  • Trong thời hạn không quá bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ trình. Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xem xét, ký và gửi cho cơ quan tài nguyên và môi trường trực thuộc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa đất mới. Trừ trường hợp Sở Tài nguyên và Môi trường được uỷ quyền;

  • Trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày giấy chứng nhận được ký. Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm trao bản chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa đất mới cho người sử dụng đất. 

Có được tách đất cho diện tích 30m2 không?

Điều 75 Nghị định 43/2013/NĐ-CP quy định trình tự thủ tục thực hiện tách thửa hoặc hợp thửa như sau:

Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa.

Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

a) Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;

b) Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở. Và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách, hợp thửa;

c) Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai. Trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp. Hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Trường hợp tách thửa do chuyển quyền sử dụng một phần thửa đất hoặc do giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, đấu giá đất. Hoặc do chia tách hộ gia đình, nhóm người sử dụng đất. Do xử lý hợp đồng thế chấp, góp vốn, kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất để thi hành án. (Sau đây gọi là chuyển quyền) thì Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau:

a) Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;

b) Thực hiện thủ tục đăng ký biến động theo quy định tại Nghị định này đối với phần diện tích chuyển quyền. Đồng thời xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp. Hoặc trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với phần diện tích còn lại của thửa đất không chuyển quyền.

Trường hợp tách thửa do Nhà nước thu hồi một phần thửa đất. Thì cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm chỉ đạo Văn phòng đăng ký đất đai. Căn cứ quyết định thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các công việc sau:

a) Đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai;

b) Xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp và trao cho người sử dụng đất. Hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Xem thêm: Những trường hợp không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Thủ tục pháp lý để tách đất đai cho từng người theo di chúc ?

Về trình tự, thủ tục thực hiện tách thửa. Quy định tại Điều 75 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai như sau:

Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa tại phòng tài nguyên môi trường.

Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

a) Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;

b) Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách, hợp thửa;

c) Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai. Trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp. Hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Có thể khiếu nại hay sửa hồ sơ tách đất ?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 117 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:

Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật. Không trái đạo đức xã hội.

Tuy nhiên, tại Điều 128 Bộ luật dân sự 2015. Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức. Và làm chủ được hành vi của mình

“Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức. Và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.”

Xem thêm: Quy trình thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người

Khuyến nghị của Công ty TNHH Luật Hải Việt:

Bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Quý vị bạn đọc có thắc mắc, cần tư vấn vui lòng liên hệ qua hotline: 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *