Đăng ký nhãn hiệu thuốc bảo vệ thực vật

Trong lĩnh vực bảo vệ thực vật, việc đăng ký nhãn hiệu cho các loại thuốc bảo vệ thực vật đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng, hiệu quả và an toàn cho nông nghiệp và môi trường. Qua quá trình đăng ký, các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật được kiểm tra, đánh giá và chứng nhận đạt tiêu chuẩn về thành phần hoạt chất, cách sử dụng, cảnh báo rủi ro và biện pháp bảo vệ môi trường.

1. Đăng ký bảo hộ độc quyền tên thuốc bảo vệ thực vật là gì?

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, đăng ký bảo hộ độc quyền tên thuốc bảo vệ thực vật là một thủ tục hành chính mà chủ sở hữu cần thực hiện để đề nghị Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học Công nghệ bảo hộ độc quyền cho các tên thuốc của mình. Nếu tên thuốc bảo vệ thực vật của bạn đáp ứng đầy đủ các điều kiện bảo hộ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp Văn bằng bảo hộ cho tên thuốc của bạn, văn bằng còn được biết đến với tên gọi là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

việc bảo hộ này nhằm mục đích giúp người tiêu dùng sẽ phân biệt được tên thuốc bảo vệ thực vật của bạn và tên thuốc bảo vệ thực vật của người khác, đồng thời việc đăng ký bảo hộ độc quyền tên thuốc bảo vệ thực vật giúp chủ sở hữu có quyền sở hữu độc quyền tên thuốc đó và công khai về quyền sở hữu trên toàn lãnh thổ Việt Nam

2. Thủ tục đăng ký bảo hộ thuốc bảo vệ thực vật như thế nào?

Hiện nay, thủ tục đăng ký bảo hộ độc quyền tên thuốc bảo vệ thực vật sẽ được thực hiện như sau:

♦Bước 1: Phân loại nhóm hàng hóa đăng ký nhãn hiệu thuốc bảo vệ thực vật 

Thuốc bảo vệ thực vậtthuốc bảo vệ cây trồng (tiếng Anh: pesticidecrop protection agent) có thể là một hợp chất hoá học hay tác nhân sinh học có khả năng ngăn cản, tiêu diệt, xua đuổi hay hạn chế các loại dịch hại.

Dịch hại có thể là vi khuẩn, virus, nấm, tuyến trùng, cỏ dại, động vật gặm nhấm, chim, cá v.v có sự cạnh tranh với con người về một loại thức ăn nào đó

Thuốc trừ dịch hại thường được sử dụng như là một nhân tố đảm bảo sự phát triển của nền nông nghiệp, đảm bảo tăng năng suất cây trồng, nhưng nếu sử dụng thái quá sẽ gây độc cho con người do tiếp xúc, hay ăn phải nông sản có tồn dư thuốc hay môi trường xung quanh nhiễm độc, có thể làm suy thoái môi trường, ô nhiễm không khí, đất, nước….

Một số sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật như: Thuốc trừ sâu, chất diệt loại gây hại, thuốc diệt cỏ, thuốc diệt côn trùng,…

Thuốc bảo vệ thực vật thuộc sản phẩm phân loại nhóm hàng hóa nhóm 05:

Nhóm 05. Các chế phẩm dược, y tế và thú y; Chế phẩm vệ sinh dùng cho mục đích y tế; Thực phẩm và chất dinh dưỡng phù hợp cho việc sử dụng trong y tế hoặc thú y, thực phẩm cho em bé; Chất bổ sung ăn kiêng cho người và động vật; Cao dán, vật liệu dùng để băng bó; Vật liệu để hàn răng, sáp nha khoa; Chất tẩy uế; Chất diệt động vật có hại; Chất diệt nấm, chất diệt cỏ.

Nhóm 5 chủ yếu gồm dược phẩm và các chế phẩm khác dùng cho mục đích y tế hoặc thú y.

giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

♦Bước 2: Bạn tiến hành nộp hồ sơ đăng ký

Tại giai đoạn đầu tiên, việc nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ độc quyền tên thuốc bảo vệ thực vật sẽ được thực hiện theo 03 cách khác nhau:

– Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp

Bạn có thể nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ độc quyền tên thuốc bằng hình thức trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ (Trụ sở chính của Cục Sở hữu trí tuệ tại TP Hà Nội và 02 Văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ tại TP Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh)

– Cách 2: Nộp hồ sơ trực tuyến

Ngoài hình thức trực tiếp, bạn có thể nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ độc quyền tên thuốc bảo vệ thực vật bằng hình thức trực tuyến thông qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ 

Cách 3: Nộp thông qua Đại diện ủy quyền hoặc đại diện sở hữu công nghiệp. Bạn có thể nộp thông qua ủy quyền như Công ty TNHH Luật Hải Việt, là tổ chức cung cấp dịch vụ Sở hữu trí tuệ chuyên nghiệp. Theo đó, bạn chỉ cần ký Giấy ủy quyền, mọi giấy tờ và giao dịch với Cục Sở hữu trí tuệ sẽ do tcông ty Luật Hải Việt chủ động thực hiện.

♦Bước 3: Hồ sơ của bạn sẽ trải qua quá trình thẩm định hình thức tại Cục Sở hữu trí tuệ sau khi hoàn tất quá trình nộp hồ sơ đăng ký. Kết quả của quá trình thẩm định sẽ được Cục Sở hữu trí tuệ thông báo chấp nhận hoặc không chấp nhận hình thức của hồ sơ mà bạn đã nộp. Thời gian để Cục đưa ra thông báo là 01 tháng, kể từ ngày nộp đơn.

♦ Bước 4: Tại bước 3 này nếu hồ sơ của bạn được chấp nhận hợp lệ và có Quyết định về việc thẩm định hình thức. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành công bố đơn và thời hạn công bố đơn là 02 tháng kể từ ngày kết thúc quá trình thẩm định.

♦ Bước 5: Sau khi Cục Sở hữu đã công bố đơn, Cục sẽ tiến hành việc thẩm định nội dung tên của loại thuốc bảo vệ thực vật đó (tức là Cục sẽ kiểm tra các điều kiện liên quan khác nhau để xem tên của loại thuốc này có được chấp thuận bảo hộ độc quyền hay không). Thời hạn của Bước 4 này là 09 tháng, kể từ ngày công bố đơn.

♦ Bước 6: Khi đã hoàn thành 05 bước nếu trên, nếu tên thuốc bảo vệ thực vật của bạn đáp ứng đầy đủ các điều kiện bảo hộ, thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp văn bằng bảo hộ, nếu không, tên thương hiệu của công ty sẽ bị Cục từ chối bảo hộ.

sơ đồ đăng ký nhãn hiệu độc quyền
Sơ đồ đăng ký nhãn hiệu độc quyền

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật  bao gồm:

  • Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện)
  • Mẫu nhãn hiệu thuốc bảo vệ thực vật  (05 mẫu kích thước 80 x 80 mm) và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu
  • Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận.
  • Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý).
  • Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
  • Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho phép đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên

3. Tại sao cần phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thuốc bảo vệ thực vật?

– Để chủ sở hữu có được thương hiệu riêng đối với tên loại thuốc bảo vệ thực vật thì chỉ khi chủ sở hữu tiến hành các thủ tục đăng ký bảo hộ độc quyền, được Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận bảo vệ và cấp Văn bằng bảo hộ. Như vậy, nếu bạn thực hiện việc đăng ký bảo hộ độc quyền tên thuốc bảo vệ thực vật thì tên loại thuốc đó sẽ được pháp luật bảo vệ.

– Ngoài ra, việc đăng ký bảo hộ độc quyền tên thuốc bảo vệ thực vật sẽ giúp cho chủ sở hữu tạo được niềm tin từ đối tác và người tiêu dùng. Khi các sản phẩm đã được pháp luật bảo hộ thì sẽ giúp ngăn ngừa được các hành vi xâm phạm gây ảnh hưởng xấu đến quá trình kinh doanh.

– Nếu đăng ký bảo hộ và được cấp Văn bằng bảo hộ từ Cục Sở hữu trí tuệ thì chủ sở hữu tên thuốc sẽ có quyền ngăn cấm người khác sử dụng tên thương hiệu của mình trong phạm vi cả nước. Khi đó, thương hiệu thuốc bảo vệ thực vật của bạn là độc quyền trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

– Việc đăng ký bảo hộ độc quyền tên thuốc bảo vệ thực vật sẽ bảo vệ chủ sở hữu trước các hành vi làm nhái, làm giả các sản phẩm đã được pháp luật bảo hộ. Đồng thời đây cũng được xem là một hình thức đưa sản phẩm đến công chúng.

4. Dịch vụ đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu thuốc bảo vệ thực vật của Công ty TNHH Luật Hải Việt

Khi thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu; việc lựa chọn đơn vị tư vấn rất quan trọng. Không phải công ty luật, đơn vị tư vấn nào cũng đủ khả năng tư vấn.  Công ty TNHH Luật Hải Việt là đơn vị có nhiều kinh nghiệm nên quý khách hàng sẽ được đảm bảo mọi quyền lợi khi sử dụng dịch vụ về đăng ký nhãn hiệu thuốc bảo vệ thực vật  của chúng tôi.

– Tra cứu thông tin liên quan đến nhãn hiệu, thương hiệu, logo;

– Tư vấn về khả năng đăng ký và sử dụng nhãn hiệu;

– Tư vấn hoàn thiện hồ sơ và thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu;

– Tiến hành các thủ tục phản đốikhiếu nại và hủy bỏ hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;

– Gia hạn hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;

– Ghi nhận những thay đổi liên quan đến giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;

– Tư vấn đăng ký chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu;

– Quản lý hồ sơ đăng ký đến khi có kết quả cuối cùng, chủ động cập nhật tình trạng xử lý hồ sơ và kịp thời phúc đáp ý kiến của Cơ quan đăng ký

Khuyến nghị của Công ty TNHH Luật Hải Việt:

Bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Quý vị bạn đọc có thắc mắc, cần tư vấn vui lòng liên hệ qua hotline: 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *