Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân? Chấm dứt hiệu lực việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân?
MỤC LỤC
Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
Căn cứ theo quy định tại điều 38. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định cụ thể:
“(i). Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. (ii) Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật. (iii) Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này.”
Căn cứ dựa trên Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã có ghi nhận về chế độ tài sản vợ chồng đa nguồn gốc và đa hướng, trong đó có tài sản riêng của vợ, chồng. Bên cạnh đó việc xác lập nền tảng Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về trường hợp. có thể xảy ra trong đời sống vợ chồng đó là trường hợp họ cùng nhau thỏa thuận chia tài sản chung của mình để biến chúng thành tài sản riêng của vợ, chồng.
Theo quy định này được xem là một bước tiến bộ đáp ứng các yêu cầu của một xã hội hiện đại, văn minh, mà trong đó lợi ích của con cái, lợi ích chung của gia đình và giải phóng phụ nữ được chú trọng. Nhưng các quy định về hợp đồng này trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 vẫn có nhiều bất cập và thiếu đầy đủ, chưa xem xét tới những đặc thù của hợp đồng chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, cũng như tính hệ thống của pháp luật trong những tranh luận pháp lý về hiệu lực của loại hợp đồng thỏa thuận chia tài sản của vợ và chồng theo quy định.
Theo đó, khi nói tới hợp đồng ta nghĩ ngay tới sự thỏa thuận, trong hôn nhân thì hợp đồng chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có hiệu lực ràng buộc với cả vợ và chồng với nội dung đã thỏa thuận cụ thể. Pháp luật có quy định kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chia tài sản của vợ và chồng, cả vợ và chồng chấm dứt quan hệ đồng sở hữu đối với toàn bộ hoặc một phần khối tài sản chung mà hợp đồng đem ra chia theo quy định.
Trong trường hợp mà hợp đồng chia tài sản cho vợ và cho chồng thì phần tài sản được chia thuộc quyền sở hữu riêng của vợ và thuộc quyền sở hữu riêng của chồng, có nghĩa là kể từ thời điểm đó, vợ hay chồng có toàn quyền quyết định đối với khối tài sản được chia, tuy nhiên, còn phụ thuộc vào quy chế pháp lý đối với từng tài sản cụ thể được phân chia. Tại quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có các quy định về loại hợp đồng phân chia tài sản này, Bên cạnh đó có thể thấy quy định còn nhiều bất cập.
Theo đó có thể thấy những bất cập như giá trị về mặt pháp lý chủ yếu để xây dựng chế định hợp đồng chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là quy định của pháp luật hôn nhân về ly thân không được chấp nhận đưa vào Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Theo đó nên có thể thấy được mục đích tồn tại của hợp đồng chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân và các quy định liên quan trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 bị thiếu sót và chưa hoàn thiện.
Ngoài ra về hợp đồng chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thiếu sự gắn kết với các quy định khác về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự năm 2015, làm cho các quy định pháp luật về hợp đồng thiếu tính hệ thống. Ngoài ra theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thiếu nhiều quy định liên quan tới hiệu lực của hợp đồng chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, cụ thể có thể kể đến các quy định về sự vô hiệu của hợp đồng, nội dung hiệu lực của hợp đồng.
Ảnh minh họa
Chấm dứt hiệu lực việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
Căn cứ Điều 41 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, vấn đề chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bao gồm những nội dung sau:
Thứ nhất, sự thoả thuận của vợ chồng:
Khác với việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, việc “trở lại” với chế độ tài sản chung chỉ có thể được thực hiện một khi có sự đồng ý của cả vợ và chồng. Trong trường hợp vợ hoặc chồng không đồng ý, người còn lại không có quyền kiện yêu cầu khôi phục chế độ tài sản chung bằng con đường tư pháp. Trong trường hợp việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án thì thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung phải được Tòa án công nhận.
Thứ hai, về hình thức của thỏa thuận:
Thỏa thuận phải được lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, về nội dung thỏa thuận:
Đây được xem như là giao dịch có tác dụng tuyên bố chấm dứt hiệu lực của các quy định áp dụng riêng cho trường hợp vợ và chồng đã tiến hành phân chia tài sản chung.
Tài sản đã được chia vẫn tiếp tục là tài sản riêng của vợ, chồng nhưng hoa lợi, lợi tức gắn liền với tài sản được chia không còn là tài sản riêng mà trở thành tài sản chung của vợ chồng do đã áp dụng luật chung trong quan hệ tài sản vợ chồng (tức là việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng lại được thực hiện theo quy định tại Điều 33 và Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014). Ngoài ra quyền, nghĩa vụ về tài sản phát sinh trước thời điểm chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Lưu Ý của công ty TNHH Luật Hải Việt
Trên đây là bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Quý vị bạn đọc cần tư vấn vui lòng liên hệ qua: Hotline: 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com