Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Việc đăng ký bảo hộ thành công đối với nhãn hiệu sản phẩm tạo cơ sở pháp lý quan trọng để mỗi doanh nghiệp có thể thực thi các quyền pháp lý liên quan đến việc sở hữu độc quyền nhãn hiệu này trên thị trường. Trên thực tế; việc vi phạm thương hiệu; nhãn hiệu vẫn xảy ra thường xuyên. Nếu một doanh nghiệp bị mất thương hiệu không chỉ mất đi lợi thế cạnh tranh mà uy tín thương hiệu cũng bị ảnh hưởng. Sau đây là bài viết về quy định bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp. 

Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Theo Luật Sở hữu trí tuệ; thương hiệu được ghi nhận là “các dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá; dịch vụ cùng loại hoặc tương tự của các cơ sở sản xuất; kinh doanh khác nhau”.. Để có thể xây dựng được một thương hiệu đứng vững trên thị trường là điều vô cùng khó khăn đối với các doanh nghiệp. Thế nhưng; khi đã khẳng định được tên tuổi của mình thì doanh nghiệp lại vấp phải vấn nạn vi phạm bản quyền thương hiệu. Và ở nước ngoài bản quyền có được tự động đăng ký hay không? 

Hành vi vi phạm bản quyền thương hiệu đã làm tổn hại cho những doanh nghiệp sản xuất chân chính; làm mất đi lòng tin của khách hàng vào các sản phẩm đã đăng ký bảo hộ; đồng thời cũng gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Đây là hành vi rất đáng lo ngại; mỗi doanh nghiệp; cá nhân cần có những biện pháp chủ động để bảo vệ thương hiệu của mình.

Doanh nghiệp cần phải làm gì để có thể bảo vệ bản quyền thương hiệu?

Một doanh nghiệp để có thể xây dựng được một thương hiệu có chỗ đứng trên thị trường là điều không hề dễ dàng. Chính vì thế cần phải có những biện pháp để bảo vệ thương hiệu của mình; điển hình như việc:

Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Dựa trên Luật bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp; đối với quyền sở hữu công nghiệp ngày nay; gồm những đối tượng là: Sáng chế; giải pháp hữu ích; kiểu dáng công nghiệp; nhãn hiệu; chỉ dẫn địa lý; thiết kế bố trí mạch tích hợp; thì việc bảo hộ được xác lập dựa trên quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thông qua việc xét và cấp văn bằng bảo hộ cho chủ sở hữu của các đối tượng đó. Vì vậy; doanh nghiệp cần đăng ký bảo hộ đối với tất cả các đối tượng trên.

Khi đăng ký bảo hộ thương hiệu doanh nghiệp; thương hiệu doanh nghiệp sẽ được pháp luật bảo vệ; tránh những khả năng nhầm lẫn với các thương hiệu của người khác cùng trong lĩnh vực với mình; có thể yên tâm hoạt động quảng bá sản phẩm; dịch vụ của mình tới khách hàng một cách nhanh nhất ; tránh được các vấn đề về tranh chấp; phát sinh trong quá trình sử dụng thương hiệu. Đặc biệt có quyền sở hữu độc quyền thương hiệu đó tại vùng lãnh thổ quốc gia đã được đăng ký để có quyền yêu cầu các chủ thể khác xâm phạm; sử dụng thương hiệu giống với mình đã được bảo hộ.

Có biện pháp kỷ luật những đối tượng có hành vi vi phạm luật bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp

Một số giải pháp chủ sở hữu cần lưu ý để áp dụng như sau:

  • Cảnh cáo vi phạm.
  • Yêu cầu cơ quan chức năng xử lý hành vi xâm phạm đến bản quyền thương hiệu. (biện pháp hành chính)
  •  Biện pháp dân sự: Khi xảy ra tranh chấp quyền sở hữu thương hiệu; chủ thể quyền sở hữu thương hiệu có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án nhân dân cấp tỉnh; thành phố giải quyết.
  • Biện pháp hình sự: Được áp dụng đối với cá nhân nào cố ý thực hiện các hành vi xâm phạm quyền tác giả; quyền liên quan; xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại.
  • Khi phát hiện có dấu hiệu cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; chủ thể quyền có thể nộp đơn yêu cầu các cơ quan tiến hành tố tụng và xử lý.

Tham khảo thêm: Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nước hoa

Khuyến nghị của Công ty TNHH Luật Hải Việt:

Bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Quý vị bạn đọc có thắc mắc, cần tư vấn vui lòng liên hệ qua hotline: 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *