Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm làm từ giấy, bìa

Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm làm từ giấy bìa

Ngày nay, giấy, bìa, bao bì giấy là một sản phẩm thuộc ngành công nghiệp phụ trợ. Sản phẩm từ  giấy, bao bì giấy có liên quan đến tất cả các công ty. Theo đó, tùy vào từng sản phẩm sẽ có những loại bao bì giấy đóng gói phù hợp. Để tạo uy tín và nhận diện sản phẩm từ giấy, bìa trên thị trường. Các thương nhân ngày càng chú trọng đến việc thiết kế, đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm của mình. Để tạo thương hiệu nhận nhận biết cho từng sản phẩm.

Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm làm từ giấy bìa
Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm làm từ giấy bìa – Luật Hải Việt

Phân loại đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm làm từ giấy, bìa

Nhóm 16: Giấy, bìa cứng

Vật liệu để đóng sách; Ảnh chụp; Văn phòng phẩm và đồ dùng văn phòng, trừ đồ đạc; Keo dán dùng cho văn phòng hoặc dùng cho mục đích gia dụng; Vật liệu dùng để vẽ và vật liệu dùng cho nghệ sĩ; Bút lông; Ðồ dùng để hướng dẫn và giảng dạy; Tấm, màng mỏng, túi bằng chất dẻo dùng để bọc và bao gói; Chữ in, bản in đúc (clisê).

CHÚ THÍCH: Nhóm 16 bao gồm chủ yếu gồm giấy, cát tông. và một số hàng hoá làm bằng các vật liệu này, cũng như đồ dùng văn phòng.

Nhóm 16 đặc biệt gồm cả:

Bìa sách, vỏ bọc và dụng cụ dùng để giữ hoặc bảo vệ giấy. ví dụ, cặp hồ sơ tài liệu,  bìa bọc sách, vở; kẹp giấy, sổ lưu niệm vở trang rời;

Một số sản phẩm giấy dùng một lần. ví dụ: yếm, tạp dề, giấy ăn và khăn trải bàn bằng giấy;

Một số hàng hóa được làm bằng giấy hoặc bìa cát tông không được xếp vào các nhóm khác theo chức năng hay mục đích sử dụng. ví dụ, túi giấy, bao bì và đồ đựng dùng để bao gói, tượng, tượng nhỏ và tác phẩm nghệ thuật bằng giấy hoặc các tông, như tượng nhỏ bằng giấy bồi, tờ in thạch bản có khung hoặc không có khung, tranh vẽ và màu nước.

Một số hàng hóa làm bằng giấy hoặc bìa cứng được phân loại theo mục đích sử dụng hoặc chức năng đặc thù được phân nhóm cụ thể như sau:

  • Nhóm 1: Giấy ảnh
  • Nhóm 3: Giấy mài
  • Nhóm 20: Mành che bằng giấy
  • Nhóm 21: Cốc giấy và đĩa giấy dùng cho bàn ăn
  • Nhóm 24: Khăn trải giường bằng giấy
  • Nhóm 25: Trang phục bằng giấy
  • Nhóm 34: Giấy cuộn thuốc lá

Một số nhãn hiệu sản phẩm giấy nổi tiếng tại thị trường Việt Nam như : Double A; Supreme; IK Plus; PaperOne; Idea; CleverUp, …

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm làm từ giấy, bìa tại Việt Nam

Bước 1: Lựa chọn đơn vị tư vấn

Khi thực hiện việc tra cứu, đăng ký nhãn hiệu việc lựa chọn đơn vị tư vấn rất quan trọng. Không phải công ty luật, đơn vị tư vấn nào cũng đủ khả năng tư vấn. Việc đánh giá khả năng nhãn hiệu đăng thành công là rất quan trọng.

Công ty TNHH Luật Hải Việt là đơn vị có nhiều kinh nghiệm nên quý khách hàng sẽ được đảm bảo mọi quyền lợi khi sử dụng dịch vụ về đăng ký nhãn hiệu của chúng tôi.

Bước 2: Lựa chọn nhãn hiệu và sản phẩm, dịch vụ cho nhãn hiệu

Lựa chọn nhãn hiệu: Chọn mẫu nhãn hiệu đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ. Nhãn hiệu được lựa chọn không tương tự nhãn hiệu khác đã đăng ký, nhãn hiệu nổi tiếng.

Lựa chọn danh mục sản phẩm đăng ký: Bạn cần lựa chọn danh mục sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu theo hướng dẫn nêu trên. Phân nhóm sản phẩm, dịch vụ cần thực hiện theo Bảng phân loại quốc tế về nhãn hiệu Ni-xơ.

Bước 3: Tra cứu nhãn hiệu

Lợi ích của việc tra cứu nhãn hiệu

Việc tra cứu nhãn hiệu nhằm xác định khả năng đăng ký của nhãn hiệu so với các nhãn hiệu cùng loại đã được đăng ký tại cơ quan sở hữu trí tuệ hay chưa?

Sau khi có kết quả tra cứu nhãn hiệu, chủ đơn sẽ cân nhắc quyết định nên hay không nên đăng ký nhãn hiệu đã được tra cứu.

Việc tra cứu nhãn hiệu còn góp phần xác định khả năng nhãn hiệu có thể được cấp văn bằng hay không?

Nếu xác định nhãn hiệu không có khả năng được cấp văn bằng chủ sở hữu nên cân nhắc phương án sửa đổi để có thể được cấp bảo hộ độc quyền.

Tra cứu nhãn hiệu tránh được thời gian sau khi xét nghiệm dài chờ đợi nhưng không đem lại kết quả mong đợi của chủ đơn đăng ký.

Tài liệu cần chuẩn bị khi tra cứu nhãn hiệu

Để thực hiện việc tra cứu nhãn hiệu Quý khách hàng chỉ cần cung cấp cho Luật Hải Việt:

Mẫu nhãn hiệu;

Danh mục sản phẩm dịch vụ cần tra cứu và đăng ký.

Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký

Sau khi tra cứu chuyên sâu và nhãn hiệu được đánh giá là có khả năng đăng ký chủ đơn tiến hành nộp hồ sơ đăng ký.

Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ, thu lệ phí đăng ký tại Việt Nam: Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Bước 5: Thẩm định hình thức đơn đăng ký

Thời hạn thẩm định hình thức đơn nhãn hiệu 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.

Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm,…

Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp đáp ứng điều kiện. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công bố đơn.

Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị doanh nghiệp sửa đổi. Chủ đơn, đại diện chủ đơn tiến hành sửa đổi theo yêu cầu. Sau đó, tiến hành nộp công văn sửa đổi cho Cục sở hữu trí tuệ và nộp lệ phí bổ sung nếu phân loại nhóm sai.

Bước 6: Công bố đơn

Thời hạn công bố đơn nhãn hiệu: 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.

Nội dung công bố đơn bao gồm: Các thông tin về đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ.

Hình thức công bố: Trang website của Cục Sở hữu trí tuệ và Công báo Sở hữu công nghiệp.

Bước 7: Thẩm định nội dung đơn

Thời hạn thẩm định nội dung: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.

Cục Sở hữu trí tuệ xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu. Trên cơ sở đó, Cục Sở hữu trí tuệ có những đánh giá khả năng cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà chủ đơn đã đăng ký. Nếu đơn đáp ứng đủ điều kiện thì Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ độc quyền nhãn hiệu.

Nếu đơn không đáp ứng đủ điều kiện. Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà chủ đơn đã đăng ký. Chủ đơn nhãn hiệu xem xét và gửi công văn trả lời, khiếu nại quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ. Chủ đơn đưa ra các căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho nhãn hiệu của mình.

Bước 8: Nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ

Sau khi nhận được thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ, chủ đơn tiến hành nộp lệ phí cấp bằng.

Bước 9: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Sau khi chủ nhãn hiệu đã thực hiện nộp lệ phí vấp văn bằng. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp văn bằng bảo hộ độc quyền nhãn hiệu trong khoảng thời gian từ 2-3 tháng kể từ ngày đóng lệ phí.

Thời gian đăng ký nhãn hiệu khoảng 12 – 18 tháng kể từ khi có chấp nhận đơn hợp lệ.

Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu: Nhãn hiệu được bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn (ngày ưu tiên). Doanh nghiệp được gia hạn văn bằng bảo hộ và không hạn chế số lần gia hạn. Do vậy, nhãn hiệu sẽ là tài sản xuyên suốt quá trình hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp.

Lưu ý:

Trên đây là bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục đích thương mại.

Quý vị bạn đọc có thắc mắc, cần tư vấn vui lòng liên hệ với Luật Hải Việt qua Hotline. 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *