Homestay là một hình thức lưu trú du lịch phổ biến, trong đó du khách có thể thuê hoặc ở chung với gia đình chủ nhà. Trong ngành du lịch đang phát triển nhanh chóng và đa dạng, việc đăng ký thương hiệu homestay đảm bảo rằng chỉ các doanh nghiệp hợp pháp mới được sử dụng và kinh doanh dưới tên thương hiệu đó. Ngoài ra, việc đăng ký thương hiệu còn giúp xây dựng lòng tin và phân biệt homestay trong thị trường cạnh tranh.
MỤC LỤC
1. Đăng ký bảo hộ thương hiệu homestay là gì?
Đăng ký bảo hộ thương hiệu homestay là thủ tục hành chính mà chủ của homestay thực hiện Việc bảo hộ này nhằm mục đích giúp Người dùng phân biệt cơ sở lưu trú của mình với cơ sở lưu trú của người khác, đồng thời hợp pháp hóa quyền sở hữu thương hiệu cho homestay đó và công khai về quyền sở hữu thương hiệu đó trên các phương tiện truyền thông đại chúng tại Việt Nam.
2. Phân loại nhóm dịch vụ đăng ký thương hiệu homestay
Homestay là một hình thức lưu trú du lịch phổ biến, trong đó du khách có thể thuê hoặc ở chung với gia đình chủ nhà. Điểm đặc biệt của homestay là tạo ra một không gian ấm cúng, như ở nhà, để khách hàng có thể trải nghiệm cuộc sống và văn hóa địa phương. Homestay thường được xây dựng trong các khu vực du lịch hấp dẫn hoặc khu vực gần các điểm du lịch nổi tiếng.
Trong thời gian gần đây, homestay đã trở thành một lựa chọn phổ biến cho những người muốn có một trải nghiệm du lịch gần gũi và chân thực hơn. Đối với du khách, homestay mang lại không gian riêng tư, cảm giác gia đình, cơ hội tiếp xúc với địa phương và trải nghiệm văn hóa độc đáo. Đối với chủ nhà, homestay là một cách để chia sẻ nền văn hóa địa phương, kiếm thêm thu nhập và giao lưu với khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới.
Homestay thuộc dịch vụ phân loại nhóm 43:
Nhóm 41. Dịch vụ cung cấp thực phẩm và đồ uống; Chỗ ở tạm thời.
Nhóm 43 chủ yếu bao gồm các dịch vụ được cung cấp liên quan đến việc chuẩn bị thức ăn và đồ uống để tiêu dùng, cũng như các dịch vụ cung cấp chỗ ở tạm thời.
3. Thủ tục đăng ký thương hiệu cho dịch vụ homestay
Bước 1: Tra cứu thương hiệu homestay
Sau khi đã tiến hành thiết kế nhãn hiệu, khách hàng sẽ tra cứu xem nhãn hiệu có khả năng đăng ký hay không. Trong trường hợp kết quả cho thấy rằng thương hiệu có khả năng đăng ký, khách hàng nên tiến hành nộp đơn đăng ký sớm nhất có thể để nhận được ngày ưu tiên.
Khách hàng có thể tự tra cứu nhãn hiệu qua website: https://ipvietnam.gov.vn/ hoặc trang của wipo. Thời gian tra cứu sơ bộ là 01 ngày kể từ khi khách hàng cung cấp nhãn hiệu, danh mục sản phẩm, dịch vụ;
Sau khi tra cứu sơ bộ mà nhận thấy nhãn hiệu không có khả năng đăng ký cho nhãn hiệu chúng tôi sẽ đưa ra các đối chứng liên quan để tìm giải pháp cho nhãn hiệu có khả năng cấp văn bằng bảo hộ. Nếu có khả năng đăng ký nhãn hiệu chúng tôi sẽ tiến hành tra cứu chuyên sâu và mất phí tra cứu.
Lưu ý:
- Sau khi tiến hành tra cứu sơ bộ nhãn hiệu cho thấy có khả năng đăng ký. Chủ nhãn hiệu yêu cầu tra cứu chuyên sâu để đánh giá cao nhất khả năng cấp văn bằng bảo hộ. Đây không phải là bước bắt buộc, tuy nhiên nên thực hiện để tăng khả năng đăng ký thành công và tiết kiệm thời gian.
- Tra cứu chuyên sâu là thủ tục hoàn toàn tự nguyện của người nộp đơn. Chủ đơn nên tiến hành thủ tục này vì đây là bước quan trọng để đánh giá nhãn hiệu có nên nộp đơn đăng ký bảo hộ hay không.
- Việc tra cứu nhãn hiệu cũng chỉ mang tính chất tham khảo và không là căn cứ để cấp hay không cấp văn bằng. Vì, một phần liên quan đến quyền ưu tiên khi đăng ký như đã trình bày mục trên.
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký thương hiệu homestay
Sau khi tra cứu chuyên sâu và nhãn hiệu được đánh giá là có khả năng đăng ký chủ đơn tiến hành nộp hồ sơ đăng ký.
Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ, thu lệ phí đăng ký tại Việt Nam: Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Hồ sơ đăng ký thương hiệu cho sản phẩm homestay bao gồm:
- Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện)
- Mẫu nhãn hiệu homestay (05 mẫu kích thước 80 x 80 mm) và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu
- Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận.
- Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý).
- Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
- Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho phép đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên
Bước 3: Thẩm định hình thức đơn đăng ký
Thời hạn thẩm định hình thức đơn nhãn hiệu 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm,…
Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp đáp ứng điều kiện. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công bố đơn.
Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị doanh nghiệp sửa đổi. Chủ đơn, đại diện chủ đơn tiến hành sửa đổi theo yêu cầu. Sau đó, tiến hành nộp công văn sửa đổi cho Cục sở hữu trí tuệ và nộp lệ phí bổ sung nếu phân loại nhóm sai.
Bước 4: Công bố đơn
Thời hạn công bố đơn nhãn hiệu: 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.
Nội dung công bố đơn bao gồm: Các thông tin về đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ.
Hình thức công bố: Trang website của Cục Sở hữu trí tuệ và Công báo Sở hữu công nghiệp.
Bước 5: Thẩm định nội dung đơn
Thời hạn thẩm định nội dung: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Cục Sở hữu trí tuệ xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu. Trên cơ sở đó, Cục Sở hữu trí tuệ có những đánh giá khả năng cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà chủ đơn đã đăng ký. Nếu đơn đáp ứng đủ điều kiện thì Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ độc quyền nhãn hiệu.
Nếu đơn không đáp ứng đủ điều kiện. Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà chủ đơn đã đăng ký. Chủ đơn nhãn hiệu xem xét và gửi công văn trả lời, khiếu nại quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ. Chủ đơn đưa ra các căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho nhãn hiệu của mình.
Bước 6: Nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ
Sau khi nhận được thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ, chủ đơn tiến hành nộp lệ phí cấp bằng.
Bước 7: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu homestay
Sau khi chủ nhãn hiệu đã thực hiện nộp lệ phí vấp văn bằng. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp văn bằng bảo hộ độc quyền nhãn hiệu trong khoảng thời gian từ 2-3 tháng kể từ ngày đóng lệ phí.
Thời gian đăng ký nhãn hiệu khoảng 12 – 18 tháng kể từ khi có chấp nhận đơn hợp lệ.
Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu: Nhãn hiệu được bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn (ngày ưu tiên). Doanh nghiệp được gia hạn văn bằng bảo hộ và không hạn chế số lần gia hạn. Do vậy, nhãn hiệu sẽ là tài sản xuyên suốt quá trình hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp.
4. Tại sao cần phải đăng ký bảo hộ thương hiệu homestay?
- Thương hiệu riêng cho homestay của mình chỉ được bảo vệ khi thương hiệu đó đã đăng ký và được cấp Văn bằng bảo hộ từ Cục Sở hữu trí tuệ. Như vậy, nếu bạn thực hiện việc đăng ký bảo hộ thương hiệu homestay của cá nhân thì bạn sẽ được pháp luật bảo vệ.
- Giúp cho du khách nhận diện và phân biệt được tên homestay của mình với những homestay giả mạo, từ đó giúp cho homestay của mình tránh gặp phải những sự cố không mong muốn.
- Nếu đăng ký và được cấp Văn bằng bảo hộ thì chủ homestay sẽ có quyền ngăn cấm người khác sử dụng tên thương hiệu của mình. Khi đó, thương hiệu homestay của bạn là độc quyền trên phạm vi cả nước.
- Giúp cho chủ homestay sẽ không bị bất cứ chủ thể nào ngăn cấm sử dụng Logo/ Tên thương hiệu của homestay trong quá trình hoạt động kinh doanh homestay.
- Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu homestay sẽ đảm bảo cho chủ homestay ngăn chặn được những hành vi sử dụng thương hiệu/ Logo của mình với mục đích gây nhầm lẫn cho du khách.
5. Phí đăng ký bảo hộ thương hiệu homestay là bao nhiêu?
Phí đăng ký bảo hộ thương hiệu homestay tùy thuộc vào số lượng nhóm sản phẩm, dịch vụ mà chủ homestay đăng ký. Trường hợp homestay chỉ có 1 nhóm là dịch vụ cung cấp chỗ ở tạm thời thì lệ phí nộp cho Nhà nước là: 1.000.000 VNĐ.
Lưu ý: Chi phí này chưa bao gồm:
– Chi phí cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu/logo: 360.000đ/1 logo/1 nhóm sản phẩm, dịch vụ;
– Chi phí dịch vụ trong trường hợp bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn và đại diện nộp đơn đăng ký độc quyền thương hiệu của Công ty Luật Hải Việt
6. Dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu homestay của Công ty Luật Hải Việt
Công ty TNHH Luật Hải Việt có đội ngũ chuyên viên đã được đào tạo chuyên sâu về Sở hữu trí tuệ từ Cục Sở hữu trí tuệ và Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO), Chúng tôi hoàn toàn có đủ uy tín, năng lực và kinh nghiệm để hỗ trợ bạn:
– Tra cứu thông tin liên quan đến nhãn hiệu, thương hiệu, logo;
– Tư vấn về khả năng đăng ký và sử dụng nhãn hiệu;
– Tư vấn hoàn thiện hồ sơ và thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu;
– Tiến hành các thủ tục phản đối, khiếu nạivà hủy bỏ hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
– Gia hạn hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
– Ghi nhận những thay đổi liên quan đến giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
– Tư vấn đăng ký chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu;
– Quản lý hồ sơ đăng ký đến khi có kết quả cuối cùng, chủ động cập nhật tình trạng xử lý hồ sơ và kịp thời phúc đáp ý kiến của Cơ quan đăng ký
Khuyến nghị của Công ty TNHH Luật Hải Việt:
Bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Quý vị bạn đọc có thắc mắc, cần tư vấn vui lòng liên hệ qua hotline: 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com