Thủ tục đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam

Việt Nam là một nước đang phát triển với nhiều lợi thế, vi vậy thu hút được rất nhiều nhà đầu tư và các nhãn hàng nước ngoài đến thị trường Việt Nam. Việc sở hữu nhãn hiệu đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp nước ngoài trong việc xây dựng thương hiệu và bảo vệ quyền lợi của mình trên thị trường Việt Nam. Bài viết sau đây, chúng tôi sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu nội dung Thủ tục đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam

Thông tin tên công ty kèm bản chụp đăng ký kinh doanh công ty nếu đối tượng đăng ký là công ty nước ngoài, Thông tin cá nhân đăng ký nhãn hiệu kèm bản chụp hộ chiếu nếu đối tượng đăng ký là cá nhân nước ngoài.

Danh mục hàng hóa, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam. Yêu cầu cung cấp chính xác để phân nhóm đúng, tránh phát sinh chi phí.

  • Giấy ủy quyền (nếu có).
  • Tờ khai đăng ký nhãn hiệu. Mẫu tờ khai: Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận làm theo mẫu số: 04-NH của Thông tư số 16/2016/BKHCN với (Số lượng 02 bản: 01 bản Cục Sở hữu trí tuệ lưu thực hiện thủ tục, 01 bản còn lại đóng dấu, dán mã vạch trả lại cho người nộp đơn).
  • Mẫu nhãn hiệu
  • Mẫu nhãn hiệu nộp theo đơn: 09 mẫu kèm theo, ngoài 1 mẫu được gắn trên Tờ khai, mẫu nhãn cần chuẩn bị ko nhỏ hơn 2cm x 2cm và không lớn hơn 8cm x 8cm.
  • Trường hợp nhãn hiệu đăng ký có sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu đã được cấp bằng cần thêm tài liệu chứng minh quyền đăng ký như: chứng minh quan hệ công ty mẹ con, góp vốn, điều lệ tổ chức (01 bản).
  • Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn.
  • Tài liệu chứng minh quyền sử dụng nhãn hiệu: Tên, biểu tượng, cờ, huy hiệu, của cơ quan, tổ chức, dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành, tên nhân vật, hình tượng, tên thương mại, chỉ dẫn xuất xứ, giải thưởng, huy chương hoặc ký hiệu đặng trưng của sản phẩm, dấu hiệu thuộc phạm vi bảo hộ của kiểu dáng công nghệ của người khác.
  • Tài liệu xin hưởng quyền ưu tiên (nếu có).
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam

Lưu ý:

Pháp luật Việt Nam áp dụng ưu tiên nộp đơn đầu tiên, quyền ưu tiên trong việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Theo nguyên tắc này trong trường hợp có nhiều chủ đơn khác nhau cùng nộp các đơn đăng ký nhãn hiệu trùng/tương tự với nhau cho các sản phẩm, dịch vụ trùng hoặc tương tự nhau thì đơn có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn đầu tiên sẽ được chấp nhận bảo hộ.

Yêu cầu hưởng quyền ưu tiên của người nộp đơn sẽ được chấp nhận nếu đáp ứng các điều kiện sau:

  • Người nộp đơn là công dân Việt Nam hoặc công dân của nước là thành viên của Công ước Paris hoặc cư trú, có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc tại nước là thành viên của Công ước.
  • Đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam hoặc tại nước thành viên của Công ước và đơn đó có phần yêu cầu hưởng quyền ưu tiên đăng ký nhãn hiệu.
  • Đơn đăng ký nhãn hiệu nộp trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày nộp đơn đầu tiên và thời hạn ưu tiên được tính kể từ ngày nộp đơn đầu tiên, ngày nộp đơn đầu tiên không tính trong thời hạn ưu tiên.
  • Trong đơn đăng ký người nộp đơn nêu rõ yêu cầu hưởng quyền ưu tiên và phải nộp bản sao đơn đầu tiên  có xác nhận của Cơ quan nhận đơn đầu tiên trong trường hợp nộp tại nước ngoài.

Phân loại nhóm sản phẩm đăng ký nhãn hiệu

Mỗi nhãn hiệu đăng ký sẽ tương ứng với những nhóm dịch vụ hoặc hàng hoá. Để phân loại được nhóm hàng hoá, dich vụ phải dựa vào chuyên môn về nhãn hiệu. Theo đó, khi phân nhóm nhãn hiệu cần lưu ý:

  • Phân nhóm nhãn hiệu được dựa theo Bảng phân loại quốc tế Ni-xơ về nhãn hiệu.
  •  Bảng phân loại Ni-xơ nhãn hiệu có tất cả 45 nhóm. Trong đó, có 34 nhóm cho hàng hóa và 11 nhóm cho dịch vụ.

Lưu ý:

  • Phân nhóm nhãn hiệu khác so với mã ngành nghề ghi tại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Một đơn đăng ký càng nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ sẽ càng nhiều phí.
  • Một nhãn hiệu có thể đăng ký cho nhiều loại hàng hoá, dịch vụ.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam

Bước 1: Lựa chọn đơn vị tư vấn

Khi thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu nước ngoài; việc lựa chọn đơn vị tư vấn rất quan trọng. Không phải công ty luật, đơn vị tư vấn nào cũng đủ khả năng tư vấn.  Công ty TNHH Luật Hải Việt là đơn vị có nhiều kinh nghiệm nên quý khách hàng sẽ được đảm bảo mọi quyền lợi khi sử dụng dịch vụ về đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam

Bước 2: Tra cứu nhãn hiệu quạt máy

Sau khi đã tiến hành thiết kế nhãn hiệu, khách hàng sẽ tra cứu xem nhãn hiệu có khả năng đăng ký hay không. Trong trường hợp kết quả cho thấy rằng thương hiệu có khả năng đăng ký, khách hàng nên tiến hành nộp đơn đăng ký sớm nhất có thể để nhận được ngày ưu tiên.

Khách hàng có thể tự tra cứu nhãn hiệu qua website: https://ipvietnam.gov.vn/ hoặc trang của wipo. Thời gian tra cứu sơ bộ là 01 ngày kể từ khi khách hàng cung cấp nhãn hiệu, danh mục sản phẩm, dịch vụ;

Sau khi tra cứu sơ bộ mà nhận thấy nhãn hiệu không có khả năng đăng ký cho nhãn hiệu chúng tôi sẽ đưa ra các đối chứng liên quan để tìm giải pháp cho nhãn hiệu có khả năng cấp văn bằng bảo hộ. Nếu có khả năng đăng ký nhãn hiệu chúng tôi sẽ tiến hành tra cứu chuyên sâu và mất phí tra cứu.

Lưu ý: 

  • Sau khi tiến hành tra cứu sơ bộ nhãn hiệu cho thấy có khả năng đăng ký. Chủ nhãn hiệu yêu cầu tra cứu chuyên sâu để đánh giá cao nhất khả năng cấp văn bằng bảo hộ. Đây không phải là bước bắt buộc, tuy nhiên nên thực hiện để tăng khả năng đăng ký thành công và tiết kiệm thời gian.
  • Tra cứu chuyên sâu là thủ tục hoàn toàn tự nguyện của người nộp đơn. Chủ đơn nên tiến hành thủ tục này vì đây là bước quan trọng để đánh giá nhãn hiệu có nên nộp đơn đăng ký bảo hộ hay không.
  • Việc tra cứu nhãn hiệu cũng chỉ mang tính chất tham khảo và không là căn cứ để cấp hay không cấp văn bằng. Vì, một phần liên quan đến quyền ưu tiên khi đăng ký như đã trình bày mục trên.

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu nước ngoài

Sau khi tra cứu chuyên sâu và nhãn hiệu được đánh giá là có khả năng đăng ký chủ đơn tiến hành nộp hồ sơ đăng ký.

Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ, thu lệ phí đăng ký tại Việt Nam: Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Bước 4: Thẩm định hình thức đơn đăng ký

Thời hạn thẩm định hình thức đơn nhãn hiệu 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.

Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm,…

Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp đáp ứng điều kiện. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công bố đơn.

Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị doanh nghiệp sửa đổi. Chủ đơn, đại diện chủ đơn tiến hành sửa đổi theo yêu cầu. Sau đó, tiến hành nộp công văn sửa đổi cho Cục sở hữu trí tuệ và nộp lệ phí bổ sung nếu phân loại nhóm sai.

Bước 5: Công bố đơn

Thời hạn công bố đơn nhãn hiệu: 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.

Nội dung công bố đơn bao gồm: Các thông tin về đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ.

Hình thức công bố: Trang website của Cục Sở hữu trí tuệ và Công báo Sở hữu công nghiệp.

Bước 6: Thẩm định nội dung đơn

Thời hạn thẩm định nội dung: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.

Cục Sở hữu trí tuệ xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu. Trên cơ sở đó, Cục Sở hữu trí tuệ có những đánh giá khả năng cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà chủ đơn đã đăng ký. Nếu đơn đáp ứng đủ điều kiện thì Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ độc quyền nhãn hiệu.

Nếu đơn không đáp ứng đủ điều kiện. Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà chủ đơn đã đăng ký. Chủ đơn nhãn hiệu xem xét và gửi công văn trả lời, khiếu nại quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ. Chủ đơn đưa ra các căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho nhãn hiệu của mình.

Bước 7: Nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ

Sau khi nhận được thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ, chủ đơn tiến hành nộp lệ phí cấp bằng.

Bước 8: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu nước ngoài

Sau khi chủ nhãn hiệu đã thực hiện nộp lệ phí vấp văn bằng. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp văn bằng bảo hộ độc quyền nhãn hiệu trong khoảng thời gian từ 2-3 tháng kể từ ngày đóng lệ phí.

Thời gian đăng ký nhãn hiệu khoảng 12 – 18 tháng kể từ khi có chấp nhận đơn hợp lệ.

Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu: Nhãn hiệu được bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn (ngày ưu tiên). Doanh nghiệp được gia hạn văn bằng bảo hộ và không hạn chế số lần gia hạn. Do vậy, nhãn hiệu sẽ là tài sản xuyên suốt quá trình hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp.

Khuyến nghị của Công ty TNHH Luật Hải Việt:

Bài viết được chuyên gia của Công ty TNHH Luật Hải Việt thực hiện nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật, không nhằm mục đích thương mại. Quý vị bạn đọc có thắc mắc, cần tư vấn vui lòng liên hệ qua hotline: 0943.812.889, E-mail: luathaiviet@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *